Các điểm A, B, C, D (H.1.3) lần lượt biểu diễn các số hữu tỉ nào?
- Biểu diễn số hữu tỉ:
+) Số hữu tỉ thường được biểu diễn dưới dạng phân số tối giản
+) Khi biểu diễn số hữu tỉ trên trục số, ta thường viết số đó dưới dạng phân số tối giản có mẫu dương: \(b > 0\)
Advertisements (Quảng cáo)
TH1: \(a > 0\) , khi đó \(\dfrac{a}{b}\) là số hữu tỉ dương, ta chia khoảng có độ dài 1 đơn vị làm b phần bằng nhau, ta được đơn vị mới bằng \(\dfrac{1}{b}\) đơn vị cũ, tiếp theo lấy về phía chiều dương trục Ox a phần, ta được vị trí của số \(\dfrac{a}{b}\)
TH2: a < 0, khi đó \(\dfrac{a}{b}\) là số hữu tỉ âm, ta chia khoảng có độ dài 1 đơn vị làm b phần bằng nhau, ta được đơn vị mới bằng \(\dfrac{1}{b}\) đơn vị cũ, tiếp theo lấy về phía chiều âm trục Ox a phần, ta được vị trí của số \(\dfrac{a}{b}\) .
Điểm A biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 1}}{2}\)
Điểm B biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ - 1}}{3}\)
Điểm C biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ 1}}{3}\)
Điểm D biểu diễn số hữu tỉ \(\dfrac{{ 7}}{6}\)