Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Toán 7 (Kết nối tri thức) Bài 1 (2.13) trang 30 vở thực hành Toán 7: (2.13). Xét...

Bài 1 (2.13) trang 30 vở thực hành Toán 7: (2.13). Xét tập hợp \(A = \left\{ {7, 1; - 2, \left( {61} \right);0...

Liệt kê các số vô tỉ và hữu tỉ trong tập A. Vận dụng kiến thức giải Bài 1 (2.13) trang 30 vở thực hành Toán 7 - Bài 7. Tập hợp các số thực. (2. 13). Xét tập hợp \(A = \left\{ {7, 1; - 2, \left( {61} \right);0,...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Bài 1(2.13). Xét tập hợp \(A = \left\{ {7,1; - 2,\left( {61} \right);0,5;14;\frac{4}{7};\sqrt {15} ; - \sqrt {81} } \right\}\)

Bằng cách liệt kê các phần tử, hãy viết tập hợp B gồm các số hữu tỉ thuộc tập A và tập hợp C gồm các số vô tỉ thuộc tập A.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Liệt kê các số vô tỉ và hữu tỉ trong tập A.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Lần lượt xét các số thuộc tập A ta thấy 7,1;0,5 và 14 là những số thập phân hữu hạn và đều là số hữu tỉ.

Lại có \(81 = {9^2}\) nên \(\sqrt {81} = 9\)suy ra \( - \sqrt {81} = - 9\) là số thập phân hữu hạn và cũng là số hữu tỉ.

Ta thấy -2,(61) là số thập phân vô hạn tuần hoàn với chu kì (61). Số \(\frac{4}{7}\) là phân số tối giản mà mẫu có ước là 1 và 7 (khác 2 và 5) nên \(\frac{4}{7}\) cũng là số hữu tỉ.

Sau cùng, vì 15 là số tự nhiên không chính phương nên \(\sqrt {15} \)là số thập phân vô hạn không tuần hoàn và cũng là số vô tỉ.

Như vậy \(B = \left\{ {7,1; - 2,\left( {61} \right);0,5;14;\frac{4}{7}; - \sqrt {81} } \right\},C = \left\{ {\sqrt {15} } \right\}\).

Advertisements (Quảng cáo)