Trang chủ Lớp 8 Lịch sử lớp 8 Nước Pháp trước cách mạng- Sử 8, 3. Đấu tranh trên mặt...

Nước Pháp trước cách mạng- Sử 8, 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng...

Bài 2. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII – Nước Pháp trước cách mạng- Lịch sử 8. 3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

Advertisements (Quảng cáo)

1. Tình hình kinh tế

Về nông nghiệp, công cụ và phương thức canh tác vẫn thô sơ, lạc hậu, chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp. Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Nạn mất mùa. đói kém thường xảy ra.
Công, thương nghiệp đã phát triển, máy móc được sử dụng trong sản xuất. Nhiều trung tâm dệt, luyện kim ra đời. Các hải cảng lớn như Mác-xây, Boóc-đô… tấp nập tàu buôn ra vào, chở hàng xuất khẩu (rượu vang, vải vóc, quần áo. đồ thủy tinh…) đến nhiều nước và nhập máy móc, đường, cà phê từ Anh, châu Mĩ. Nhưng chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của công, thương nghiệp : thuế má nặng, không có đơn vị tiền tệ và đo lường thống nhất, sức mua của dân nghèo rất hạn chế.

2. Tình hình chính trị – xã hội

Trước cách mạng, Pháp là một nước quân chủ chuyên chế. Nhà vua nắm mọi quyền hành.
Xã hội phong kiến Pháp phân thành ba đẳng cấp : Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
Đẳng cấp Quý tộc nắm giữ những chức vụ cao trong bộ máy hành chính, quân đội. Tăng lữ và Quý tộc là những đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế. nhưng không phải đóng thuế cho nhà vua.
Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp và tầng lớp : tư sản, nông dân, bình dân thành thị. Họ không có quyền lợi chính trị. Nông dân chiếm 90% dân số (khoảng 24 triệu người), là giai cấp nghèo khổ nhất vì không có ruộng đất, bị nhiều tầng lớp áp bức bóc lột. Tư sản đứng đầu Đẳng cấp thứ ba, có thế lực kinh tế, song không có quyền lực chính trị.

3. Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng

Chế độ quân chủ chuyên chế cũng bị tố cáo. phê phán gay gắt trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng. Tiêu biểu cho cuộc đấu tranh này là những nhà tư tưởng kiệt xuất của giai cấp tư sản trong trào lưu triết học Anh sáng như Sác-lơ Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Giăng Giắc Rút-xô.

“Tự do về chính trị của công dân thể hiện ở chỗ: công dân đó không phải lo sợ, ngược lại luôn cảm thấy an toàn. Để có tự dochính trị, chính phủ phải được tổchức để không một ai có thể đe dọa người khác”

(Tinh thần pháp luật)

“ Hãy đập tan toàn nhà của sự dối trá!..”

“ Xéo nát bọn đê tiện”

(Những lá thư triết học)

“Mọi người sinh ra tự do, nhưng ở khắp nơi họ đều mang xiềng xích… Tự do là quyền tự nhiên của con người”

(Khế ước xã hội)

Mục lục môn Sử 8