Lớp 8C có 16 học sinh nam và 22 học sinh nữ, trong đó có 3 bạn nam thuận tay trái, 2 bạn nữ thuận tay trái. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp và kèm theo ghi chú: nam hay nữ và thuận tay trái hay tay phải.
a) Liệt kê các kết quả có thể của hành động trên.
b) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố E: “Chọn được học sinh nam thuận tay phải”
c) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố F: “Chọn được học sinh nữ thuận tay trái”
d) Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố G: “Chọn được học sinh thuận tay trái”
+ Sử dụng kiến thức về kết quả có thể của hành động, thực nghiệm để liệt kê: Trong thực tế, có cách hành động, thực nghiệm mà kết quả của chúng không thể biết trước khi thực hiện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, ta có thể xác định được tất cả các kết quả có thể xảy ra (gọi tắt là các kết quả có thể) của hành động.
+ Sử dụng kiến thức về kết quả thuận lợi của biến cố để liệt kê: Xét một biến cố E, mà E có xảy ra hay không xảy ra tùy thuộc vào kết quả của hành động, thực nghiệm T. Một kết quả có thể của T để biến cố E xảy ra được gọi là kết quả thuận lợi cho biến cố E.
Advertisements (Quảng cáo)
Kí hiệu:
+ 13 học sinh nam thuận tay phải là A1, A2, A3, …, A12, A13
+ 3 học sinh nam thuận tay trái là B1, B2, B3
+ 20 học sinh nữ thuận tay phải là C1, C2, C3, …, C19, C20
+ 2 học sinh nữ thuận tay trái là D1, D2
a) Các kết quả có thể xảy ra là: A1, A2, A3, …, A12, A13, B1, B2, B3, C1, C2, C3, …, C19, C20, D1, D2.
b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố E là: A1, A2, A3, …, A12, A13.
c) Các kết quả thuận lợi cho biến cố F là: D1, D2.
d) Các kết quả thuận lợi cho biến cố G là: B1, B2, B3, D1, D2.