Câu hỏi trang 41 Mở đầu
Tiến hành thí nghiệm sau để tìm hiểu về tốc độ của phản ứng hoá học:
Thí nghiệm 1
Cho một thìa thuỷ tinh bột đá vôi và một mẩu đá vôi nhỏ có khối lượng bằng nhau lần lượt vào hai ống nghiệm 1 và 2, sau đó cho đồng thời vào mỗi ống nghiệm khoảng 5 ml dung dịch HCl cùng nồng độ. Quan sát hiện tượng xảy ra ở hai ống nghiệm và trả lời các câu hỏi sau:
a) So sánh tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid ở cả hai ống nghiệm.
b) Dựa vào đâu để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơnCâu hỏi
a) Đá vôi dạng bột (trong ống nghiệm 1) tan nhanh hơn đá vôi dạng viên (trong ống nghiệm 2).
b) Dựa vào tốc độ tan của đá vôi trong dung dịch acid để kết luận phản ứng nào xảy ra nhanh hơn.
Câu hỏi trang 41 - Câu số 1
Quan sát hình 7.1 và cho biết phản ứng nào xảy ra nhanh hơn, phản ứng nào xảy ra chậm hơn.
Dựa vào hình 7.1 để trả lời câu hỏi
Phản ứng đốt cháy cồn xảy ra nhanh hơn sự gỉ của sắt.
Câu hỏi trang 42 Luyện tập1
Trường hợp nào có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn trong hai trường hợp sau:
a) Để que đóm còn tàn đỏ ở ngoài không khí.
b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen.
Dựa vào khái niệm tốc độ phản ứng: tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của 1 phản ứng hóa học
Trường hợp (b) Đưa que đóm còn tàn đỏ vào bình chứa khí oxygen có phản ứng xảy ra với tốc độ nhanh hơn.
Câu hỏi trang 42 Vận dụng1
Trong hai phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ nhanh hơn, phản ứng nào có tốc độ chậm hơnCâu hỏi
a) Đốt cháy dây sắt trong oxygen.
b) Sự gỉ sắt trong không khí.
Dựa cào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:
Nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng xảy ra càng nhanh
Phản ứng (a) có tốc độ nhanh hơn phản ứng (b).
Câu hỏi trang 42 Vận dụng2
Kể thêm hai phản ứng, một phản ứng có tốc độ nhanh và một phản ứng có tốc độ chậm trong thực tế.
Dựa vào hiểu biết của em và kiến thức được học về tốc độ phản ứng
- Phản ứng có tốc độ nhanh: Phản ứng đốt cháy khí gas dùng trong đun nấu.
- Phản ứng có tốc độ chậm: Phản ứng lên men giấm.
Câu hỏi trang 42 Luyện tập2
Cho cùng một lượng Zn hạt và Zn bột vào hai ống nghiệm 1 và 2. Sau đó, cho cùng một thể tích dung dịch HCl dư cùng nồng độ vào hai ống nghiệm. Dự đoán lượng Zn ở ống nghiệm nào sẽ tan hết trước.
Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trong đó có ảnh hưởng của diện tich tiếp xúc và nồng độ chất tham gia phản ứng
Dự đoán Zn ở ống nghiệm 2 (Zn dạng bột) sẽ tan hết trước do diện tích tiếp xúc với dung dịch HCl của Zn dạng bột lớn hơn của Zn dạng hạt.
Câu hỏi trang 42 Vận dụng3
Advertisements (Quảng cáo)
Nêu ví dụ trong thực tiễn có vận dụng yếu tố ảnh hưởng của diện tích bề mặt tiếp xúc đến tốc độ của phản ứng.
Dựa vào các ví dụ và kiến thức của em về yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Một số ví dụ:
- Tạo các hàng lỗ trong viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc giữa than và không khí, cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy.
- Để nung đá vôi thành vôi sống được nhanh hơn, người ta tiến hành đập nhỏ đá vôi.
- Thanh củi được chẻ nhỏ hoặc than được đập nhỏ trước khi đem nhóm bếp.
Câu hỏi trang 43 Luyện tập3
Cho hai cốc thuỷ tinh đựng nước lạnh và nước nóng, thả đồng thời vào mỗi cốc một viên vitamin C (dạng sủi). Dự đoán xem ở cốc nào viên vitamin C tan nhanh hơn.
Dựa vào yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nhiệt độ càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh
Khi tăng nhiệt độ, phản ứng diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
Dự đoán ở cốc nước nóng viên vitamin C tan nhanh hơn.
Câu hỏi trang 43 Vận dụng4
Tại sao trên các tàu đánh cá, ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cáCâu hỏi
Yếu tố nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng, nhiệt độ càng cao thì thời gian phân hủy của cá càng nhanh.
Hải sản sau khi đánh bắt trên tàu, thuyền cần được bảo quản để tránh hư hỏng, thối rữa gây giảm năng suất trong khi đợi đưa về đất liền để tiêu thụ. Do đó, trên các tàu đánh cá, ngư dân phải chuẩn bị những hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá bằng cách ướp lạnh, giúp cá tươi lâu, làm chậm quá trình hư hỏng, phân huỷ cá…
Câu hỏi trang 44 Luyện tập4
Đề xuất thí nghiệm cho đá vôi tác dụng với dung dịch HCl để chứng minh nồng độ có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Dựa vào yếu tố nồng độ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Đề xuất thí nghiệm:
Chuẩn bị:
- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá để ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
- Hoá chất: Đá vôi dạng bột, dung dịch HCl 1 M; dung dịch HCl 2 M.
Tiến hành:
- Cho lần lượt 1 gam đá vôi dạng bột vào ống nghiệm 1 và 2.
- Sau đó, cho vào ống nghiệm 1 khoảng 5 mL HCl 1 M; cho vào ống nghiệm 2 khoảng 5 mL dung dịch HCl 2 M.
- Ghi lại thời gian bột đá vôi tan hết ở mỗi ống nghiệm (hoặc so sánh tốc độ thoát khí ở mỗi ống nghiệm) và rút ra nhận xét về ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng
Câu hỏi trang 45 - Câu số 2
Trong thí nghiệm 4, cho biết MnO2 làm thay đổi tốc độ phản ứng như thế nào.
Dựa vào yếu tố chất xúc tác làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
Trong thí nghiệm 4, MnO2 làm tăng tốc độ phản ứng.
Câu hỏi trang 45 Luyện tập5
Khi điều chế oxygen trong phòng thí nghiệm từ KClO3, phản ứng xảy ra nhanh hơn khi có MnO2. Cho biết vai trò của MnO2 trong phản ứng này.
Dựa vào yếu tố chất xúc tác làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
MnO2 là chất xúc tác cho phản ứng điều chế oxygen từ KClO3.