Câu hỏi trang 51 Mở đầu
Để tránh nguyên liệu bị nát vụn khi chế biến, trong quá trình làm mứt người ta thường ngâm nguyên liệu vào nước vôi trong. Trong quá trình đó, độ chua của một số loại quả sẽ giảm đi. Vì sao lại như vâyCâu hỏi
Dựa vào tính chất của base để trả lời câu hỏi.
Nước vôi trong có tính kiềm sẽ tác dụng với acid trong các loại quả làm cho độ chua của một số loại quả sẽ giảm đi.
Câu hỏi trang 51 - Câu số 1
Trong các chất sau đây, những chất nào là base: Cu(OH)2, MgSO4, NaCl, Ba(OH)2Câu hỏi
Dựa vào khái niệm base
Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide, khi tan trong nước base tạo ra ion OH-
Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−.
Vậy những chất là base là: Cu(OH)2, Ba(OH)2.
Câu hỏi trang 52 Luyện tập1
Dựa vào bảng tính tan, cho biết những base nào dưới đây là kiềm: KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2.
Dựa vào phân loại của base để trả lời câu hỏi
Base tan trong nước còn được gọi là kiềm.
Vậy các base kiềm là: KOH; Ba(OH)2.
Câu hỏi trang 52 Thực hành1
Chuẩn bị:
● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, mặt kính đồng hồ.
● Hoá chất: Dung dịch NaOH loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein.
Tiến hành:
● Đặt giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy khoảng 1 ml dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm.
● Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, nhỏ một giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm có dung dịch NaOH.
● Mô tả các hiện tượng xảy ra.
Thực hành thí nghiệm sau đó quan sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi.
Hiện tượng:
- Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím thấy mẩu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Nhỏ một giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm có dung dịch NaOH thấy dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu hồng.
Câu hỏi trang 52 Luyện tập2
Có hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong. Nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng:
a) quỳ tím.
b) phenolphthalein.
Dựa vào tính chất hóa học của acid và base để trả lời câu hỏi
a) Cách phân biệt hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong bằng quỳ tím:
- Đánh số thứ tự các lọ đựng dung dịch, trích mỗi lọ dung dịch một ít vào ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).
- Cho vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím.
+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh → dung dịch nước vôi trong.
+ Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ → dung dịch giấm ăn.
b) Cách phân biệt hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong bằng phenolphthalein:
- Đánh số thứ tự các lọ đựng dung dịch, trích mỗi lọ dung dịch một ít vào ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).
- Cho vào mỗi mẫu thử một vài giọt phenolphthalein:
+ Nếu dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu hồng → dung dịch nước vôi trong.
+ Nếu dung dịch trong ống nghiệm không đổi màu → dung dịch giấm ăn.
Câu hỏi trang 53 Thực hành2
Chuẩn bị:
● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.
● Hoá chất: Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, dung dịch phenolphthalein.
Tiến hành:
● Cho khoảng 1 ml dung dịch NaOH vào ống nghiệm, thêm tiếp một giọt dung dịch phenolphthalein và lắc nhẹ.
● Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm đến khi dung dịch trong ống nghiệm mất màu thì dừng lại.
● Mô tả các hiện tượng xảy ra.
● Giải thích sự thay đổi màu của dung dịch trong ống nghiệm trong quá trình thí nghiệm.
Advertisements (Quảng cáo)
Thực hiện thí nghiệm và sau đó quan sát thí nghiệm xảy ra để trả lời câu hỏi
- Hiện tượng:
+ Thêm một giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH thấy dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu hồng.
+ Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm thấy màu hồng của dung dịch trong ống nghiệm nhạt dần đến mất màu.
- Giải thích:
NaOH tác dụng với HCl theo phương trình hoá học:
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
Dung dịch sau phản ứng chứa NaCl và HCl dư nên không làm đổi màu phenolphthalein.
Câu hỏi trang 53 Thực hành3
Chuẩn bị:
● Dụng cụ: Giá để ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, thìa thuỷ tinh.
● Hoá chất: Mg(OH)2 (được điều chế sẵn), dung dịch HCl, nước cất.
Tiến hành:
● Lấy một lượng nhỏ Mg(OH)2 cho vào ống nghiệm, thêm vào khoảng 1 ml nước cất, lắc nhẹ.
● Tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm đến khi không nhìn thấy chất rắn trong ống nghiệm thì dừng lại.
● Mô tả các hiện tượng xảy ra.
● Giải thích các hiện tượng diễn ra trong quá trình thí nghiệm.
Quan sát thí nghiệm để trả lời câu hỏi
- Hiện tượng: Mg(OH)2 không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch HCl.
- Giải thích: Mg(OH)2 tác dụng với HCl để tạo thành muối tan theo phương trình hoá học:
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
Câu hỏi trang 54 Luyện tập3
Viết các phương trình hoá học xảy ra khi cho các base: KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 lần lượt tác dụng với:
a) dung dịch HCl.
b) dung dịch H2SO4.
Acid + base → muối + H2O
Các phương trình hoá học xảy ra:
a) KOH + HCl → KCl + H2O
Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.
b) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O
Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O.
Câu hỏi trang 54 Luyện tập4
Hoàn thành các phương trình hoá học theo sơ đồ sau:
a) KOH + Câu hỏi → K2SO4 + H2O
b) Mg(OH)2 + Câu hỏi → MgSO4 + H2O
c) Al(OH)3 + H2SO4 → Câu hỏi + Câu hỏi
Dựa vào tính chất hóa học của base để trả lời câu hỏi
Base + acid → muối + nước
a) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
b) Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O
c) 2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O.
Câu hỏi trang 54 Vận dụng
Một loại thuốc dành cho bệnh nhân đau dạ dày có chứa Al(OH)3 và Mg(OH)2. Viết phương trình hoá học xảy ra giữa acid HCl có trong dạ dày với các chất trên.
Base + Acid → Muối + Nước
Các phương trình hoá học xảy ra:
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O