Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Cánh diều Bài 4 trang 17 Toán 8 tập 1 – Cánh diều: Rút...

Bài 4 trang 17 Toán 8 tập 1 - Cánh diều: Rút gọn rồi tính giá trị biểu thức...

a) Tìm giá trị y.- Rút gọn biểu thức P rồi thay các giá trị x , y đã cho và tính được vào biểu thức P đã rút gọn. Giải và trình bày phương pháp giải bài 4 trang 17 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều Bài 2. Các phép tính với đa thức nhiều biến. Rút gọn rồi tính giá trị biểu thức...

Question - Câu hỏi/Đề bài

a) Rút gọn rồi tính giá trị biểu thức:

\(P = \left( {5{{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}}y + {y^2}} \right) - \left( {{x^2} + {y^2}} \right) - \left( {4{{\rm{x}}^2} - 5{\rm{x}}y + 1} \right)\) khi x = 1,2 và x + y = 6,2

b) Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến a:

\(\left( {{x^2} - 5{\rm{x}} + 4} \right)\left( {2{\rm{x}} + 3} \right) - \left( {2{{\rm{x}}^2} - x - 10} \right)\left( {x - 3} \right)\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

a) Tìm giá trị y.

- Rút gọn biểu thức P rồi thay các giá trị x , y đã cho và tính được vào biểu thức P đã rút gọn.

b) Thực hiện theo quy tắc nhân đa thức với đa thức để rút gọn biểu thức không phụ thuộc vào biến x.

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Vì x = 1,2 và x + y = 6,2 nên \(y = 6,2 - x = 6,2 - 1,2 = 5\)

\(\begin{array}{l}P = \left( {5{{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}}y + {y^2}} \right) - \left( {{x^2} + {y^2}} \right) - \left( {4{{\rm{x}}^2} - 5{\rm{x}}y + 1} \right)\\P = 5{{\rm{x}}^2} - 2{\rm{x}}y + {y^2} - {x^2} - {y^2} - 4{{\rm{x}}^2} + 5{\rm{x}}y - 1\\P = \left( {5{{\rm{x}}^2} - {x^2} - 4{{\rm{x}}^2}} \right) + \left( {{y^2} - {y^2}} \right) + \left( { - 2{\rm{x}}y + 5{\rm{x}}y} \right)\\P = 3{\rm{x}}y - 1 \end{array}\)

Thay x = 1,2; y = 5 vào biểu thức P = 3xy - 1 ta được

\(P = 3.1,2.5 - 1 = 17\)

Vậy P = 17

b) Ta có:

\(\begin{array}{l}\left( {{x^2} - 5{\rm{x}} + 4} \right)\left( {2{\rm{x}} + 3} \right) - \left( {2{{\rm{x}}^2} - x - 10} \right)\left( {x - 3} \right)\\ = {x^2}.2{\rm{x}} + {x^2}.3 - 5{\rm{x}}.2{\rm{x}} - 5{\rm{x}}.3 + 4.2{\rm{x}} + 4.3 - {\rm{[2}}{{\rm{x}}^2}.x + 2{{\rm{x}}^2}.( - 3) - x.x - x.( - 3) - 10.x - 10.( - 3){\rm{]}}\\ = 2{{\rm{x}}^3} + 3{{\rm{x}}^2} - 10{{\rm{x}}^2} - 15{\rm{x}} + 8{\rm{x}} + 12 - 2{{\rm{x}}^3} + 6{\rm{x}}{}^2 + {x^2} - 3{\rm{x}} + 10{\rm{x}} - 30\\ = \left( {2{{\rm{x}}^3} - 2{{\rm{x}}^3}} \right) + \left( {3{{\rm{x}}^2} - 10{{\rm{x}}^2} + 6{{\rm{x}}^2} + {x^2}} \right) + ( - 15{\rm{x}} + 8{\rm{x}} - 3{\rm{x}} + 10{\rm{x}}) +(12-30)\\ = - 18\end{array}\)

Vậy biểu thức đã cho bằng -18 nên không phụ thuộc vào biến x

Advertisements (Quảng cáo)