Vẽ một hệ trục tọa độ Oxy và đánh dấu các điểm A(−2;0);B(0;4);C(5;4);D(3;0). Tứ giác ABCD là hình gì?
- Điểm M(x0;y0) nghĩa là hoành độ của điểm M là x0 và tung độ của điểm M là y0.
- Hai điểm có cùng tung độ thì đoạn thẳng nối hai điểm đó song song với trục hoành.
- Hai điểm có cùng tung độ thì độ dài đoạn thẳng nối hai điểm đó bằng giá trị tuyệt đối của hiệu hai hoành độ.
A(−2;0) ⇒ hoành độ của điểm A là –2 và tung độ của điểm A là 0.
B(0;4) ⇒ hoành độ của điểm B là 0 và tung độ của điểm B là 4.
C(5;4) ⇒ hoành độ của điểm C là 5 và tung độ của điểm C là 4.
Advertisements (Quảng cáo)
D(3;0) ⇒ hoành độ của điểm D là 3 và tung độ của điểm D là 0.
Biểu diễn các điểm A;B;C;D trên mặt phẳng tọa độ ta được:
Vì hai điểm B;C có tung độ bằng nhau nên BC song song với Ox; Hai điểm A;D có tung độ bằng nhau nên AD song song với Ox.
Do đó, BC//AD.
Lại có, AD=|3−(−2)|=5;BC=|5−0|=5. Do đó, AD=BC.
Xét tứ giác ABCDcó:
AD=BC
BC//AD
Do đó, tứ giác ABCD là hình bình hành.