Hoạt động 2
Bạn Khoa tìm được tấm bản đồ cổ cho biết kho báu của thuyền trưởng Độc Nhãn trên đảo Hòn Dừa (Hình 5) được dấu tại điểm có tọa độ \(\left( {6;4} \right)\). Em hãy kẻ một đường thẳng vuông góc với \(Ox\) tại điểm 6 và một đường thẳng vuông góc với \(Oy\) tại điểm 4. Xác định giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ để giúp bạn Khoa tìm kho báu.
Kẻ đường thẳng vuông góc với \(Ox\) tại điểm 6 và một đường thẳng vuông góc với \(Oy\) tại điểm 4. Hai đường thẳng cắt nhau tại giao điểm cần tìm.
Đường thẳng vuông góc với \(Ox\) tại điểm 6 và đường thẳng vuông góc với \(Oy\) tại điểm 4 cắt nhau tại điểm \(A\) như hình vẽ.
Thực hành 2
Vẽ một hệ trục tọa độ \(Oxy\) và đánh dấu các điểm \(C\left( {3;0} \right);D\left( {0; - 2} \right);E\left( { - 3; - 4} \right)\)
Để xác định một điểm \(P\) có tọa độ là \(\left( {a;b} \right)\), ta thực hiện các bước sau:
- Tìm trên trục hoành điểm \(a\) và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm \(a\).
- Tìm trên trục tung điểm \(b\) và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm \(b\).
- Giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ cho ta điểm \(P\)cần tìm.
- Đánh dấu điểm \(C\left( {3;0} \right)\)
Advertisements (Quảng cáo)
Từ điểm 3 trên trục hoành ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\); Từ điểm 0 trên trục tung ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\) (chính là trục \(Ox\)). Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm \(C\left( {3;0} \right)\);
- Đánh dấu điểm \(D\left( {0; - 2} \right)\)
Từ điểm 0 trên trục hoành ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\)(chính là trục \(Oy\)); Từ điểm -2 trên trục tung ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\). Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm \(D\left( {0; - 2} \right)\).
- Đánh dấu điểm \(E\left( { - 3; - 4} \right)\)
Từ điểm -3 trên trục hoành ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Ox\); Từ điểm -4 trên trục tung ta vẽ đường thẳng vuông góc với \(Oy\). Giao điểm của hai đường thẳng này chính là điểm \(E\left( { - 3; - 4} \right)\).
Ta có hình vẽ
Vận dụng 2
Người ta có thể dùng hai số để xác định vị trí của một điểm trên mặt đất hoặc địa cầu, chẳng hạn Lý Sơn là một huyện đảo nổi tiếng của Việt Nam, nằm ở vị trí \(109^0 07’3”\)Đ, \(15^0 22’51”\)B. Em hãy lấy một bản đồ địa lý Việt Nam và xác định vị trí của đảo Lý Sơn theo kinh độ và vĩ độ.
Để xác định một điểm \(P\) có tọa độ là \(\left( {a;b} \right)\), ta thực hiện các bước sau:
- Tìm trên trục hoành điểm \(a\) và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm \(a\).
- Tìm trên trục tung điểm \(b\) và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm \(b\).
- Giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ cho ta điểm \(P\)cần tìm.
Học sinh tự thực hiện trên một bản đồ do thầy cô cung cấp.