Trang chủ Lớp 8 SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Lý thuyết Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm...

Lý thuyết Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số Toán 8 - Chân trời sáng tạo: Tọa độ của một điểm a. Khái niệm...

Hướng dẫn giải lý thuyết Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số SGK Toán 8 - Chân trời sáng tạo Bài 2. Tọa độ của một điểm và đồ thị của hàm số. Tọa độ của một điểm là gì?...

1. Tọa độ của một điểm

a. Khái niệm:

Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy.

  • Ox nằm ngang gọi là trục hoành;
  • Oy thẳng đứng gọi là trục tung;
  • O gọi là gốc tọa độ.

Hai trục tọa độ Ox, Oy chia mặt phẳng tọa độ Oxy thành bốn góc: góc phần tư thứ I, II, III, IV.

b. Tọa độ của một điểm:

Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm P xác định duy nhất một cặp số (a; b) và mỗi cặp số (a; b) xác định duy nhất một điểm M.

Cặp số (a; b) gọi là tọa độ của M, kí hiệu là M(a; b), trong đó a là hoành độ, b là tung độ của điểm M.

Ví dụ: Điểm M có tọa độ là (2; -3), kí hiệu là M(2; -3). Số 2 gọi là hoành độ, số -3 gọi là tung độ của điểm M.

2. Xác địnhmột điểm trên mặt phẳng tọa độ khi biết tọa độ của nó

Để xác định một điểm điểm P có tọa độ là (a; b), ta thực hiện các bước sau:

- Tìm trên trục hoành điểm a và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm a.

- Tìm trên trục tung điểm b và vẽ đường thẳng vuông góc với trục này tại điểm b.

- Giao điểm của hai đường thẳng vừa vẽ cho ta điểm P cần tìm.

Chú ý: Trên mặt phẳng tọa độ, mỗi cặp số (a; b) xác định một điểm P duy nhất.

Ví dụ: Biểu diễn điểm M(2; -3) trên mặt phẳng tọa độ Oxy

3. Đồ thị của hàm số

Đồ thị của hàm số y = f(x) trên mặt phẳng tọa độ Oxy là tập hợp tất cả các điểm M(x; f(x)).

Ví dụ: Đồ thị của hàm số y = f(x) cho bởi bảng: