Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt – Trang...

Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt – Trang 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8: 15....

Câu 15, 16 bài tự kiểm tra cuối phần nhiệt – Trang 141 Vở bài tập Vật lý lớp 8. . Bài: Bài 29. Câu hỏi và bài tập tổng kết chương 2: Nhiệt học

Advertisements (Quảng cáo)

Đề bài
15.
16.

PHẦN III. (3 điểm)

Viết lời giải cho các bài tập sau

15.

Tìm một ví dụ chứng tỏ một vật không phải lúc nào cũng có cơ năng nhưng lúc nào cũng có nhiệt năng.

Phương pháp:

Nhiệt năng của vật là tổng đông năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.

Vật có cơ năng khi vât có khả năng thực hiện công.

Đồng xu được phơi nắng trên mặt đất, nó không có thế năng và động năng nhưng luôn có nhiệt năng.

16.

Một ấm đun nước bằng nhôm nặng 500g đựng 2 lít nước ở \({20^o}C\). Tính nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước, nếu coi nhiệt lượng tỏa ra môi trường bên ngoài là không đáng kể. Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K.

Advertisements (Quảng cáo)

Phương pháp:

Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

2 lít nước có khối lượng là: m= V. D = 0,002 . 1000 = 2kg

Nhiệt lượng riêng ấm nhôm nhận được là:

Qnhôm = mnhôm.cnhôm. \(\Delta t\) = 0,5 . 880 . (100 -20) = 35200J

Nhiệt lượng nước trong ấm nhận được là:

Qnước = mnước.cnước. \(\Delta t\) = 2 . 4200 . (100 -20) = 672000J

Tổng nhiệt lượng mà ấm nước nhận được là:

Q = Qnhôm + Qnước = 35200 + 672000 = 707200J

;
}
}
});