Trang chủ Lớp 8 Vở bài tập Vật lí 8 Câu 26.1, 26.3, 26.4 phần bài tập trong SBT trang 122, 123...

Câu 26.1, 26.3, 26.4 phần bài tập trong SBT trang 122, 123 Vở bài tập Vật lí 8: 26.1....

Câu 26.1, 26.3, 26.4 phần bài tập trong SBT – Trang 122, 123 Vở bài tập Vật lí 8. Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật. Bài: Bài 26. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu

Advertisements (Quảng cáo)

Đề bài
26.1.
26.3.
26.4.

1. Bài tập trong SBT

26.1.

Trong các mệnh đề có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt” sau đây, mệnh đề nào đúng ?

A. Năng suất tỏa nhiệt của động cơ nhiệt.

B. Năng suất tỏa nhiệt của nguồn điện.

C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

D. Năng suất tỏa nhiệt của một vật.

Phương pháp:

Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

Chọn C. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.

26.3.

Người ta dùng bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5kg. Tính lượng dầu hỏa cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu tỏa ra làm nóng nước và ấm.

Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của nhôm là 880J/kg.K, năng suâ’t tỏa nhiệt của dầu hỏa là 46.106 J/kg.

Phương pháp:

Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn là: Q = q.m, với q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt hoàn toàn.

Nhiệt lượng cần đế đun nóng nước

Q1 = m1C1(t2 – t1) = 2.4200(100 – 20) = 672 000J

Nhiệt lượng cần đế đun nóng ấm

Advertisements (Quảng cáo)

Q2 = m2C2(t2 – t1) = 0,5.880.(100 – 20) = 35 200 J

Nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra để đun nóng ấm và nước:

Q = Q1+ Q2 = 707 200J

Tổng nhiệt lượng do dầu tỏa ra:

\({Q_{tp}} = {{100} \over {30}}Q = {{100} \over {30}}.707200 = 2357333J\)

Vì Qtp  = m.q nên \(m = {{{Q_{tp}}} \over q} = {{2357333} \over {{{46.10}^6}}} \approx 0,05kg\)

26.4.

Dùng một bếp dầu hỏa để đun sôi 2 lít nước từ 15°C thì mất 10 phút. Hỏi mỗi phút phải dùng bao nhiêu dầu hỏa ? Biết rằng chỉ có 40% nhiệt lượng do dầu hỏa tỏa ra làm nóng nước.

Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4190 Jkg.K và năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa là 46.106 J/kg.

Phương pháp:

Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

Công thức tính nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn là: Q = q.m, với q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu, m là khối lượng của nhiên liệu bị đốt hoàn toàn.

Nhiệt lượng cần cung cấp cho nước

Q = m1C1(t2 – t1) = 2.4190.(100 – 15) = 712 300J

Nhiệt lượng do bếp dầu tỏa ra: \({Q_{tp}} = {{100Q} \over {40}} = 1780750J\)

Nhiệt lượng này do dầu cháy trong 10 phút tỏa ra. Vậy khối lượng do dầu dầu cháy trong 10 phút là:

\(m = {{{Q_{tp}}} \over q} = {{1780.750} \over {{{46.10}^6}}} \approx 0,0387kg\)

Lượng dầu cháy trong 1 phút: m’ = 0,00387kg ≈ 4g

;
}
}
});