C1 - C2
C3 - C4
C5.
C6.
C7.
C8.
C1 - C2
I - CƠ NĂNG
II - THẾ NĂNG
1. Thế năng hấp dẫn
C1. Đưa quả nặng A lên một độ cao nào đó rồi buông nhẹ thì quả nặng A sẽ chuyển động xuống phía dưới làm sợi dây căng ra. Lực căng dây làm vật B chuyển động.
Như vậy quả nặng A khi đưa lên độ cao nào đó có khả năng thực hiện công nên nó có cơ năng.
2. Thế năng đàn hồi
C2. Để biết được lò xo lúc này có cơ năng ta cắt hoặc đốt cháy sợi dây, lò xo đẩy miếng gỗ lên cao, khi đó lò xo thực hiện công tức là nó có cơ năng.
III - ĐỘNG NĂNG
1. Khi nào vật có động năng
C3 - C4
C3. Hiện tượng xảy ra như sau:
Quả cầu A lăn xuống đập vào miếng gỗ B, làm miếng gỗ B chuyển động.
C4. Qủa cầu A đang chuyển động có khả năng thực hiện công vì quả cầu A tác dụng vào miếng gỗ B một lực làm miếng gỗ B chuyển động tức là có khả năng thực hiện công.
C5.
Kết luận: Một vật chuyển động có khả năng sinh công tức là có cơ năng.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Động năng của vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
C6.
Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B thay đổi thế nào so với thí nghiệm 1?
- Độ lớn vận tốc của quả cầu lúc đập vào miếng gỗ B lớn hơn so với thí nghiệm 1.
So sánh công của quả cầu A thực hiện lúc này so với lúc trước.
- Công của quả cầu A thực hiện lúc này lớn hơn so với trước (do lần này miếng gỗ B chuyển động được quãng đường dài hơn).
Từ đó suy ra động năng của quả cầu A phụ thuộc vào vận tốc:
Đông năng của quả cầu A càng lớn khi vận tốc của nó càng lớn.
C7.
Hiện tượng xảy ra khác với thí nghiệm 2:
Khi thay quả cầu A bằng quả cầu A’ có khối lượng lớn hơn thì miếng gỗ B dịch chuyển ra xa hơn.
Như vậy công của quả cầu A’ thực hiện được lớn hơn công của quả cầu A thực hiện được lúc trước. Từ đó suy ra động năng của quả cầu phụ thuộc vào khối lượng của nó. Quả cầu có khối lượng càng lớn thì động năng của nó càng lớn.
C8.
Động năng của vật phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của vật. Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng càng lớn.
;
}
}
});