II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Dân cư và lao động
Nước ta có số dân đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu cũng có nhiều thay đổi, vì thế thị trường trong nước ngày càng được chú trọng trong phát triển công nghiệp. Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, tạo điểu kiện phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động và cả một số ngành công nghệ cao. Đây cũng là một điều kiện hấp dẫn đầu tư nước ngoài vào công nghiệp.
2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, trình độ công nghệ của ngành công: nghiệp nước ta còn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn. Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đồng bộ và chi phân bố tập trung ở một số vùng.
Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước... đang từng bước được cải thiện, nhất là ở các vùng kinh tế trọng điểm, vì thế đã góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở những vùng này.
Advertisements (Quảng cáo)
3. Chính sách phát triển công nghiệp
Chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta thay đổi qua các thời kì lịch sử, có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Trước hết là chính sách công nghiệp hoá và các chính sách đầu tư phát triển công nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách công nghiệp đã gắn liền với việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư ngoài nước và trong nước, đổi mới cơ chế quản lí kinh tế, đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại.
4.Thị truờng
Công nghiệp chỉ có thể phát triển khi chiếm lĩnh được thị trường. Hàng công nghiệp nước ta có thị trường trong nước khá rộng lớn, nhung ngay tại thị trường này cũng đang bị cạnh tranh ngày càng quyết liệt bởi hàng ngoại nhập. Hàng công nghiệp nước ta có những lợi thế nhất định trong xuất khẩu sang thị trường các nước công nghiệp phát triển, nhưng còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng... Sức ép cùa thị trường đã và đang làm cho cơ cấu công nghiệp trở nên đa dạng, linh hoạt hơn.