II. CÁC NHÂN TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI
1. Dân cư và lao động nông thôn
Năm 2003, nước ta vẫn còn khoảng 74% dân số sống ở vùng nông thôn và khoảng 60% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Người nông dân Việt Nam giàu kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, gắn bó với đất đai ; khi có chính sách thích hợp khuyên khích sản xuất thì người nông dân phát huy được bản chất cần cù, sáng tạo của mình.
2. Cơ sở vật chất - kỹ thuật
Advertisements (Quảng cáo)
Các cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ trồng trọt, chăn nuôi ngày càng được hoàn thiện. Công nghiệp chế biến nông sản được phát triển và phân bô rộng khắp đã góp phần tăng giá trị và khá năng cạnh tranh của hàng nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển các vùng chuyên canh.
3. Chính sách phát triển nông nghiệp
Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp. Một số chính sách cụ thể là: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nông nghiệp hướng ra xuất khẩu...
4. Thị trường trong và ngoài nước
Thị trường được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do sức mua của thị trường trong nước còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ờ nhiêu vùng còn khó khăn. Biến động của thị trường xuất khẩu nhiều khi gây ánh hưởng xấu tới sự phát triển một số cây trồng quan trọng như cà phê, cao su, rau quả... một sổ thủy hải sản...