I. NGÀNH TRỔNG TRỌT
Từ một nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên độc canh cây lúa, nước ta đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác.
Bảng 8.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt (%)
Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì ?
1. Cây luơng thực
Cây lương thực bao gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.
Trong các cây lương thực ở nước ta, lúa là cây lương thực chính, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khầu.
Dựa vào bảng 8.2, hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 - 2002.
Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trổng lúa ờ Đông Nam Á. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta. Do trổng nhiều giống mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ lúa sớm, lúa chính vụ và lúa muộn. Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cừu Long và Đồng bằng sông Hồng.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Cây công nghiệp
Việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm.
Ghi chú: XX: Vùng trổng nhiều nhất X: Vùng trồng nhiều
Dựa vào bảng 8.3, hãy nêu sự phân bố các cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở nước ta.
3. Cây ăn quả
Do khí hậu phân hoá và tài nguyên đất đa dạng, nước ta có nhiều loại quả ngon, được thị trường ưa chuộng.
Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ân quả có giá trị?
Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là Đồng bằng sông Cừu Long và Đông Nam Bộ.