Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929, phong trào dân tộc và dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông theo con đường cách mạng vô sản, đã phát triển mạnh mẽ. Trước tình hình đó, cần phải thành lập một đảng cộng sản đế tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, giai cấp nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập và tự do.
Cuối tháng 3 -1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mọng Thanh niên ở Bắc Kì (trong đó có Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh) đã họp tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) để lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam gồm 7 người, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một đảng cộng sản thay thế cho Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (5 -1929), khi kiến nghị thành lập Đảng Cộng sân không được
chấp nhận, đoàn đại biểu Bắc Kì bèn bỏ Đại hội về nước, rồi ra lo kêu gọi công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân cách mạng nước ta ủng hộ chủ trương thành lập đảng cộng sản.
Ngáy 17 - 6 - 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cóng sản ở miền Bắc họp đại hội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
Advertisements (Quảng cáo)
Tiếp đó, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Trung Quốc và ở Nam Kì cũng quyết định lập An Nam Cộng sản đảng.
Sự ra đời của Đông Dương Cộng sản đảng (6 - 1929) và An Nam Cộng sản đảng (8 - 1929) đã tác động mạnh mẽ đến Tân Việt Cách mạng đảng. Các đảng viên tiên tiến của Đảng Tân Việt, từ lâu đã chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cũng tách ra đế thành lập Đông Dương Cộng sản liên đoàn (9 - 1929). Như vậy, đến tháng 9 - 1929 ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản lán lượt tuyên bố thành lập.