Advertisements (Quảng cáo)
- Giữa năm 1936, Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp cử một phái đoàn sang Đông Dương điều tra tình hình. Đảng ta nắm lấy cơ hội này, phát động quần chúng thành lập các ủy ban hành động, thu thập "dân nguyện”, đưa kiến nghị gửi tới phái đoàn. Nội dung đơn thư đề nghị là tố cáo tội ác của bọn thực dân Pháp ở Đông Dương, đòi các quyền tự do dân chủ. đòi cải thiện đời sống, đòi giảm sưu thuế, ân xá tù chính trị... Quy mô của phong trào rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Cuối cùng, thực dân Pháp phải nhân nhượng một số yêu sách...
-Đầu năm 1937, nhân dịp đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền mới xứ Đông Dương, nhiều cuộc mít tinh, biểu tình, đưa dân nguyện diễn ra sôi nổi, trong đó, công nhân và nông dân là lực lượng hăng hái nhất (tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân nhà máy xe lửa Trường Thi (Vinh, tháng 7-1937).
Ngày 1-5-1938, cuộc mít tinh khổng lồ của 2,5 vạn người ở khu Đấu xảo (Hà Nội) đòi thi hành triệt để luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc...
- Phong trào báo chí công khai cũng phát triển mạnh.
- Cuối năm 1938, bọn phản động Pháp ngóc đầu dậy phản công lại Mặt trận Dân chủ Đông Dương, cấm các hoạt động cách mạng và khủng bố những người tham gia phong trào. Phong trào thu hẹp dần và chấm dứt khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (9-1939).