1. Chân dung hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều được khắc họa bằi bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển nhưng hiện lên thật sinh động, < dạng “mỗi người một vẻ”:
- Thúy Vân với vẻ đẹp trang trọng, đoan trang, phúc hậu, quý ph của người thiếu nữ:
+ So sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây. tu-.ét ngọc...
Advertisements (Quảng cáo)
+ Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết.
- Thúy Kiều đẹp sắc sảo mặn mà hơn. Nàng “sấc sảo” về trí tuệ, “mặn mà” về tâm hồn (đều thể hiện tập trung qua đôi mắt bởi đôi mắt là sự thế hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ), vẻ đẹp của Thúy Kiều đến cả thiên nhiên phải ghen ghét, phải đố kị (hoa ghen, liễu hờn) báo trước một cuộc đời không suôn sẻ, éo le.
2. Một trong những biểu hiện cảm hứng nhân văn ở Truyện Kiều là sự đề cao những giá trị con người. Đó có thể là nhân phẩm, tài năng, khát vọng, ý thức về thân phận cá nhân... Gợi tả tài sắc chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao vẻ đẹp của con người, một vẻ đẹp toàn vẹn “mười phân vẹn mười”, ơ đây nghệ thuật lí tưởng hóa hoàn toàn phù hợp với cảm hứng ngưỡng mộ, ngợi ca con người.