Con là nguồn vui của cha mẹ, là hi vọng của cha mẹ từ ngày mới cưới.
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời
Lòng của cha muốn đứa con sống có tình có nghĩa với cội nguồn như người đồng mình đã sống:
“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.
Và sống hòa đồng với sông suối, hiền lành trong cuộc sống dù có cực nhọc.
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên dường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Lời khuyên của cha mẹ thật ngọt ngào, thắm đượm tình cảm. Đó là lời của một thế hệ trước nhắn cho thế hệ sau.
Song song với tình cảm gia đình, cha mẹ và con, bài thơ còn nói đến cội nguồn, đến quê hương:
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng’’.
Một không khí đầm ấm yêu thương đùm bọc của quê hương. Lời thơ nghe réo rắt, đầy ấn tượng:
Advertisements (Quảng cáo)
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn”.
Một lần nữa người cha nhấn mạnh đến những đức tính cao đẹp của người đồng mình. Lời thơ rất giàu hình tượng nghệ thuật.
“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục”.
Như vậy là quê hương rất đỗi thân thưưng đã nâng đỡ những đứa con của mình đi vào cuộc sống.
Cuối cùng bài thơ cho ta một cảm nhận sâu sắc qua điều người cha truyền cho con - những lời có ý nghía lớn lao nhất:
“Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”.
Bài thơ là lời nhắc nhở, lời dặn dò mà cũng là những lời mà người con phải “ghi lòng tạc dạ”: phải lên đường và phải lớn lên để xứng đáng với quê hương - nơi có những con người "tự đập đá kê cao quê hương”.
Mấy dòng thơ đầu bộc lộ một cuộc sống giản dị, trong sáng, qua cách diễn tả giàu tính khái quát và đậm chất thơ trữ tình.