Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn lớp 9 (sách cũ) Phân tích nhân vật người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa...

Phân tích nhân vật người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long: Như đã nói, người cán bộ khoa học trẻ đó là người yêu nghề, hăng say tận tụy với công việc. Anh...

Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Phân tích nhân vật người thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.. Như đã nói, người cán bộ khoa học trẻ đó là người yêu nghề, hăng say tận tụy với công việc. Anh đã tự đề ra cho mình nhiệm vụ công tác và đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được kết quả tốt nhất.

Tôi là một cô gái sinh ra giữa chốn “phồn hoa đô thị” của thành phố Sài Gòn. Ngày ngày đến trường quẩn quanh với nhừng nỗi lo toan ích kỷ, tầm thường, cuộc sống thật vô vị và nhàm chán. Nếu như không đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của nhà văn Nguyễn Thành Long thì không biết cuộc sống đơn điệu của tôi sẽ kéo dài bao lâu nữa. Câu chuyện đã cuốn hút tôi. Không, phải nói đúng hơn ra là anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn ở Sa Pa, nhân vật trung tâm câu chuyện, đã có một sức thuyết phục mạnh mẽ đối với tôi. Anh, cũng như trăm ngàn con người một trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta trước đây, sống có lí tưởng sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho quê hương, cho đất nước. Điều nổi bật ở con người ấy là tinh thần tự giác vượt khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, anh cũng chính là con người cầu tiến. Phải hiểu rõ anh, ta mới thấy được chân giá trị của cuộc sống làm người.

Như đã nói, người cán bộ khoa học trẻ đó là người yêu nghề, hăng say tận tụy với công việc. Anh đã tự đề ra cho mình nhiệm vụ công tác và đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để đạt được kết quả tốt nhất. Nơi làm việc của anh được tác giả giới thiệu thật độc đáo, nơi cô độc nhất thế gian. Một mình giữa núi cao, cô đơn nơi cao nguyên. Anh tự nguyện lên đây không phải vì sự bốc đồng nhất thời, mà là cả một nhận thức chín chắn, đúng đắn, sâu sắc nhất. Làm trai đứng trước cảnh nước nhà còn đang gặp nhiều khó khăn thì làm sao có thể ngồi yên hưởng thụ được. Từ đáy lòng anh từng tiếng gọi của non sông đất nước, cứ mãi vang lên từng hồi thôi thúc như hồi kèn xung trận. Không ai có thế bắt buộc anh phải lên cái nơi “khỉ ho cò gáy” này để làm việc cống hiến, ở thành thị, tham gia lao động sản xuất, tạo nên nhĩíng thành phẩm, không phải là làm giàu thêm cho quê hương đấy ư? Nhưng nếu ai cũng tìm những nơi đầy đủ tiện nghi để lao vào làm việc thì nơi hẻo lánh không có ai cả sao? Trong khi đó, nơi rừng núi xa xôi hẻo lánh vẫn có những viên kim cương lần trong cát bụi đang chờ bàn tay đãi nhặt của con người. Anh thanh niên, một cán bộ vật lý kiêm khí tượng địa cầu, đã sẵn sàng đi đến bất cứ nơi nào để có thể phát huy tài năng và thực hiện ước mơ của mình. Sống đơn độc nơi rừng núi mà làm việc thì không phải là chuyện dễ dàng. Biết bao nhiêu vất vả, gian lao rình rập, thiếu thốn vật chất, lại phải làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, nhưng với lòng hăng say trong công tác người con trai của rừng núi Sa Pa vẫn cố gắng vượt qua và hoàn thành nhiệm vụ. Qua lời tâm sự của anh với bác sĩ ta càng hiểu hơn những gian khổ mà anh phải chịu: “Gian khổ nhất là lần đi và báo về lúc một giờ sáng. Rét bác ạ. ở đây có cả mưa tuyết ấy”. Khuya rét, mưa tuyết... đây có thể là lí do để anh trốn tránh trách nhiệm. Lúc một giờ khuya lạnh lẽo heo hút ấy đến ông trời cũng còn đi ngủ thì ai đâu mà kiểm tra xem anh có làm “ốp” hay không. Nhưng không, anh vẫn tự giác làm việc, những bản báo cáo vẫn đều đặn gởi về trạm. Hơn ai hết, anh hiểu rõ tầm quan trọng của việc mình làm là “dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Nếu chỉ một đêm ngủ quên hay một suy nghĩ biếng nhác của anh thôi thì hậu quả sẽ không lường trước được. Một cơn bão sẽ tràn vào và cướp hết những gì đã và đang làm được từ mổ hôi nước mắt của nhân lao động. Công việc của anh thật chẳng kém gì nhiệm vụ của các anh chiến sĩ biên phòng đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc.

Qua cách miêu tả của nhà văn, ta thấy trái tim anh, tuổi thanh xuân của anh vẫn ngập tràn tình yêu thương, căng đầy nhựa sống. Và có lẽ chính lòng thương yêu bao la này đã trở thành sức mạnh để anh vượt qua tất cả. Thật vậy đã có lúc anh yếu mềm trước cơn “thèm người” đang dâng trào trong huyết quản. Anh đã làm đủ mọi cách để gặp con người, được nghe họ nói, được thấy họ cười, dù chỉ trong một giây phút. Những khuôn mặt anh chưa bao giờ gặp sao trở nên thân thiết lạ lùng! Nhưng cuối cùng chàng trai đã vượt qua cơn xúc động để trở về cuộc sống bình thường. Anh vẫn có thể trốn đi được đấy. Nhưng anh không làm vậy, tính anh là thế đó. Đã làm là phải làm cho đến nơi đến chốn. Có lẽ con người anh đã toát ra vẻ đẹp quyến rũ, buộc những người đã gặp gỡ không thể nào quên. Họ đang sống trong cộng đồng xã hội, giữa những người, nhưng họ lại vẫn “thèm” anh, một người “đơn độc nhất thế gian”. Sống giữa núi cao, nhưng anh không hề bị bóng núi che khuất, con người anh tuy bé nhỏ, nhưng anh vẫn cao lớn lạ thường. Vì anh như một vận động viên leo núi cố gắng vượt qua mọi chông gai để lên đỉnh núi cao nhất. Người “vận động viên” kiên cường ấy đã làm việc trong sự tự nguyện, tự giác vượt khó đế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, gặt hái những thành quả tốt đẹp, ở anh còn là cả một sự khát khao được vươn xa, bay cho đến những mơ ước cao đẹp.

Advertisements (Quảng cáo)

Sống một mình nơi hoang vắng, anh thanh niên tự lao động để cải thiện đời sống của mình. Một vườn hoa rực rỡ, những vườn chè thơm ngào ngạt đã làm cho cuộc sống của anh đẹp hơn, làm người cán bộ thêm yêu đời, yêu nghề tha thiết. Người bạn lặng lẽ, nhưng thân thương với anh là sách. Những cuốn sách đã làm bạn, làm thầy nâng cao hiểu biết cho anh. Tóm lại, anh thanh niên nơi Sa Pa là con người sống giản dị mà sâu sắc. Tác phong bộc trực, vô tư, hồn nhiên cầu tiến.

Người cán bộ trẻ ấy đã được Nguyễn Thành Long xây dựng khá sắc nét với những đặc điểm, suy nghĩ, hành động tích cực, đã gieo vào lòng tôi nhiều tình cảm. Sau khi được làm quen với anh, tôi như được đón luồng gió lạ mang đến hương vị của cuộc sống thật thơ mộng, tốt đẹp. Tính cách của anh thôi thúc tôi muốn cống hiến, muốn làm gì đó có ích cho xã hội như một câu thơ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

 

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn Ngữ văn lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)