Trang chủ Lớp 9 SBT Khoa học tự nhiên lớp 9 - Kết nối tri thức Bài 9.2 SBT Khoa học tự nhiên lớp 9 – Kết nối...

Bài 9.2 SBT Khoa học tự nhiên lớp 9 - Kết nối tri thức: Dựng ảnh A’B’ của một vật AB có độ cao h...

Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ. Hướng dẫn trả lời Bài 9.2 - Bài 9. Thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ trang 25, 26, 27 - SBT Khoa học tự nhiên (KHTN) lớp 9 Kết nối tri thức.

Câu hỏi/bài tập:

Dựng ảnh A’B’ của một vật AB có độ cao h, đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng d = 2f (f là tiêu cự của thấu kính) (Hình 9.2).

a) Dựa vào hình vẽ để chứng minh rằng trong trường hợp này, khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng nhau.

b) So sánh độ cao h của ảnh A′B′ với độ cao h của vật AB.

c) Gọi d’ là khoảng cách từ ảnh của vật đến thấu kính. Chứng minh công thức tính tiêu cự trong trường hợp này: \(f = \frac{{d + d’}}{4}\)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kiến thức về thấu kính hội tụ

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

a) Từ Hình 9.1G, ta có: BI = AO = 2f = 2OF’, do vậy OF’ là đường trung bình của ∆B’BI.

Suy ra OB = OB’.

Mặt khác \(\widehat {BOA} = \widehat {B’OA’}\) (hai góc đối đỉnh); AB AO; A’B’ \( \bot \) OA’.

Do vậy: ∆ABO = ∆A′B′O (cạnh huyền và một góc nhọn bằng nhau)

Suy ra OA = OA’

b) Ảnh có kích thước bằng vật: AB = A′B′ hay h = h’.

c) Công thức tính tiêu cự trong trường hợp này:

Vì OA’ = OA = 2f ⇒ d’ = d = 2f ⇒ \(f=\frac{{d + d’}}{4}\)

Advertisements (Quảng cáo)