Trang chủ Lớp 9 SBT Lịch sử lớp 9 (sách cũ) Bài tập 2 trang 56 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9:...

Bài tập 2 trang 56 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9: Hãy phân tích sự phân hoá giai cấp xã hội Việt Nam do tác động của...

Hãy phân tích sự phân hoá giai cấp xã hội Việt Nam do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai và thái độ cách mạng của từng giai cấp?

. Bài tập 2 trang 56 Sách Bài tập (SBT) Lịch Sử 9 - ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Hãy phân tích sự phân hoá giai cấp xã hội Việt Nam do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai và thái độ cách mạng của từng giai cấp?

Hướng dẫn làm bài: 

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

Địa chủ phong kiến: Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ

– Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng

– Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp nông dân: Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng. Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.

Advertisements (Quảng cáo)

Giai cấp công nhân: Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.. Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.

 Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam

– Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).

– Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
– Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
– Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
– Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
– Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tư sản:

– Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.

– Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
– Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản:

– Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.

– Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.

Bạn đang xem bài tập, chương trình học môn SBT Lịch sử lớp 9 (sách cũ). Vui lòng chọn môn học sách mới cần xem dưới đây:

Advertisements (Quảng cáo)