1. Giải thích :
a) Các khái niệm : “bức chân dung”, “tự hoạ”.
b) Vì sao có thể nói Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là bức chân dung tự hoạ (tự kể) của nhân vật ?
c) Vị trí (kể trước hay sau) và độ đậm nhạt (kể dài hay ngắn) của đường nét Rô-bin-xơn dành cho diện mạo của mình.
Bài tập nhằm giúp HS hiểu rõ các khái niệm “bức chân dung” và “tự hoạ” được vận dụng trong văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang. Em chỉ cần làm văn miệng và ghi những ý chính vào sổ tay.
a) Yêu cầu em giải thích các khái niệm theo nghĩa đen, liên quan đến nghệ thuật hội hoạ ; Em có thể tra từ điển hoặc nhớ lại lời thầy (cô) giáo giảng trên lớp ; chú ý có loại chân dung chỉ vẽ khuôn mặt, có loại bán thân, có loại toàn thân.
b) Yêu cầu em dẫn ra những bằng chứng về phương thức kể chuyện và đối tượng miêu tả.
Advertisements (Quảng cáo)
c) Muốn giải thích tốt, em nên nhập thân vào nhân vật Rô-bin-xơn trong hoàn cảnh lúc bấy giờ và hình dung mình như một hoạ sĩ đang tự vẽ chân dung.
2. Căn cứ vào những chi tiết có trong văn bản, hãy hình dung và kể lại bằng lời của mình về cuộc sống đầy gian khổ và tinh thần lạc quan, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của nhân vật Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trong thời gian ấy.
Bài tập nhằm giúp em nắm vững nội dung văn bản, hiểu rõ những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Rô-bin-xơn, từ đó rút ra bài học cho bản thân mình.
Em chỉ cần làm văn miệng ; nếu có thời giờ thì làm bài viết (có cả Mở bài, Kết bài) chừng khoảng một trang giấy khổ lớn. Lời kể trong bài làm là của mình chứ không phải của nhân vật như trong văn bản.
Bài làm cần nêu bật được ba ý lớn, đó là cuộc sống đầy gian khổ của Rô-bin-xơn, ý chí quyết tâm khắc phục mọi khó khăn của Rô-bin-xơn và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn. Ba ý ấy có thể trình bày riêng rẽ hoặc lồng vào nhau.
Bài làm phải bám vào các chi tiết trong văn bản để triển khai những ý đó ; nếu mở rộng thêm, cũng phải căn cứ từ những gì có trong văn bản. Chẳng hạn, qua các chi tiết trong văn bản, ta có thể hình dung thời tiết trên đảo, sinh hoạt của Rô-bin-xơn trên đảo thời gian ấy...