Câu 1
Nội dung nào sau đây không phải là yêu cầu cần đạt của Bài Mở đầu?
A. Có được một số thông tin về nội dung chính của sách Ngữ văn 9
B. Hiểu được cấu trúc sách và cấu trúc các bài học
C. Biết cách vận dụng các yêu cầu đọc, viết, nói và nghe
D. Hiểu và biết cách sử dụng sách Ngữ văn 9
Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn
C. Biết cách vận dụng các yêu cầu đọc, viết, nói và nghe
Câu 2
Phương án nào nêu đúng những loại văn bản lớn trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 9?
A. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản truyện
B. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin
C. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản truyện
D. Văn bản nghị luận, văn bản thông tin, văn bản truyện truyền kì
Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn
B. Văn bản văn học, văn bản nghị luận, văn bản thông tin
Câu 3
Phương án nào nêu đúng toàn bộ tên các thể loại truyện trong SGK Ngữ văn 9?
A. Truyện ngắn, truyện thơ Nôm, truyện trinh thám, truyện lịch sử
B. Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thơ Nôm, truyện trinh thám
C. Truyện cười, truyện thơ Nôm, truyện ngụ ngôn, truyện lịch sử
D. Truyện thơ Nôm, truyện ngắn, truyện truyền kì, truyện trinh thám
Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn
A. Truyện ngắn, truyện thơ Nôm, truyện trinh thám, truyện lịch sử
Câu 4
SGK Ngữ văn 9 hướng dẫn em đọc hiểu những thể loại thơ nào?
A. Thơ tám chữ, thơ tự do, thơ Đường luật, thơ song thất lục bát
B. Thơ sáu và bảy chữ, thơ tám chữ, thơ song thất lục bát
C. Thơ bốn và năm chữ, thơ Đường luật, thơ tự do
D. Thơ bốn và năm chữ, thơ lục bát, thơ tám chữ
Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn
A. Thơ tám chữ, thơ tự do, thơ Đường luật, thơ song thất lục bát
Câu 5
Dòng nào nêu đúng tên các văn bản bi kịch trong SGK Ngữ văn 9?
A. Đổi tên cho xã, Chị tôi
B. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, Người thứ bảy
C. Sống, hay không sống?, Đình công và nổi dậy
D. Đình công và nổi dậy, Đổi tên cho xã
Đọc kĩ phần Tri thức ngữ văn
C. Sống, hay không sống?, Đình công và nổi dậy
Câu 6
Sách Ngữ văn 9 hưỡng dẫn các em đọc hiểu những thể loại văn học nào? So với sách Ngữ văn các lớp 6, 7 và 8, sách Ngữ văn 9 có thêm thể loại nào mới? Nội dung hướng dẫn cách đọc các thể loại có điểm gì chung?
Liệt kê các thể loại văn học được đọc hiểu trong sách Ngữ văn 9
- Sách Ngữ văn 9 hưỡng dẫn đọc hiểu những thể loại văn học: thơ song thất lục bát, truyện thơ Nôm, văn bản nghị luân, truyện ngắn, văn bản thông tin, truyện truyền kì, truyện trinh thám, thơ tám chữ, thơ tự do, kịch
- So với sách Ngữ văn các lớp 6, 7, 8, sách Ngữ văn 9 hưỡng dẫn đọc hiểu các thể loại văn học mới như: truyện thơ Nôm, truyện truyền kì, truyện trinh thám, thơ song thất lục bát, thơ tám chữ, bi kịch
- Nội dung hướng dẫn cách đọc các thể loại văn học có điểm chung là: nêu lưu ý cần tuân thủ khi đọc các thể loại lớn nói chung (yêu cầu chung về đọc truyện, thơ, kịch,…), sau đó yêu cầu chú ý các đặc điểm về thể loại cụ thể của văn bản.
Câu 7
Dựa vào nội dung mục 2. Đọc hiểu văn bản thơ của Bài Mở đầu, từ thông tin ở cột giữa, xác định thể thơ ở cột bên trái và tên tác giả ở cột bên phải sao cho phù hợp trong bảng sau:
Thể thơ |
Nhan đề văn bản |
Tác giả |
Khóc Dương Khuê |
||
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ |
||
Cảnh vui của nhà nghèo |
||
Sông núi nước Nam |
||
Phò giá về kinh |
||
Quê hương |
||
Chiều xuân |
||
Bếp lửa |
||
Nhật kí đô thị hóa |
||
Nói với con |
Tìm hiểu các văn bản trong SGK, kết hợp tìm hiểu ở phần Tri thức ngữ văn
Thể thơ |
Nhan đề văn bản |
Tác giả |
Song thất lục bát |
Khóc Dương Khuê |
Nguyễn Khuyến |
Song thất lục bát |
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ |
Đặng Trần Côn |
Song thất lục bát |
Cảnh vui của nhà nghèo |
Tản Đà |
Thất ngôn tứ tuyệt |
Sông núi nước Nam |
Khuyết danh |
Ngũ ngôn tứ tuyệt |
Phò giá về kinh |
Trần Quang Khải |
Thơ tám chữ |
Quê hương |
Tế Hanh |
Thơ tám chữ |
Chiều xuân |
Anh Thơ |
Thơ tự do |
Bếp lửa |
Bằng Việt |
Thơ tự do |
Nhật kí đô thị hóa |
Mai Văn Phấn |
Thơ tự do |
Nói với con |
Y Phương |
Câu 8
Văn bản nghị luận được học ở sách Ngữ văn 9 gồm những văn bản nào? Cần lưu ý gì về cách đọc?
Đọc SGK và liệt kê
- Văn bản nghị luận được học ở sách Ngữ văn 9 gồm những văn bản: Bàn về đọc sách, Khoa học muôn năm, Mục đích của việc học, Nghĩ thêm về “Chuyện người con gái Nam Xương”, Về truyện “Làng” của Kim Lân, Phân tích bài “Khóc Dương Khuê”
- Lưu ý về cách đọc: phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày chủ quan; biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng – sai của vấn đề hoặc quan điểm được nêu trong văn bản;…
Câu 9
Nêu nhan đề của các văn bản thông tin ở sách Ngữ văn 9 và những lưu ý về cách đọc
Đọc SGK và liệt kê
- Nhan đề của các văn bản thông tin ở sách Ngữ văn 9: Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ; Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-zu; Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông; Quần thể di tích Cố đô Huế; Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội; Đền tháp vẫn ngủ yên
- Lưu ý về cách đọc:
+ Nhận biết và phân tích được ý nghĩa của nhan đề, thông tin cơ bản, đặc điểm văn bản và mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản giới thiệu một danh lam thắng cảnh; đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng trong văn bản; mối quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
+ Nhận biết được nghĩa và cách dùng tên viết tắt của một số tổ chức quốc tế.
+ Biết viết bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, có sử dụng hình ảnh, sơ đồ, bảng biểu, ...
+ Biết thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.
Advertisements (Quảng cáo)
+ Tự hào về những danh lam thắng cảnh của đất nước, có ý thức tìm hiểu và góp phần bảo vệ các di sản thiên nhiên - văn hoá.
Câu 10
Những nội dung lớn của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 9 là gì?
Đọc SGK và liệt kê
Những nội dung lớn của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 9 là:
- Từ ngữ
- Ngữ pháp
- Hoạt động giao tiếp
- Sự phát triển của ngôn ngữ
Câu 11
Đọc phần II. Học viết trong Bài Mở đầu và trả lời các câu hỏi sau:
a. Sách Ngữ văn 9 rèn luyện cho các em viết những kiểu văn bản nào? Yêu cầu cần đạt cụ thể của mỗi kiểu văn bản là gì? Hoàn thành bảng sau:
Kiểu văn bản |
Yêu cầu cần đạt |
Nghị luận |
Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục |
b. Những yêu cầu về quy trình và kĩ năng viết các kiểu văn bản có gì giống và khác so với sách Ngữ văn 8?
Đọc phần II. Học viết trong Bài Mở đầu
a.
Sách Ngữ văn 9 tiếp tục hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng viết văn bản theo bốn bước: chuẩn bị, tìm ý và lập dàn ý, viết, kiểm tra và chỉnh sửa. Ngoài ra, sách còn bổ sung vào mỗi bài một nội dung rèn luyện kĩ năng cụ thể như: biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp; miêu tả và tự sự trong văn thuyết minh; thao tác chứng minh và bác bỏ; kết hợp kể, miêu tả và biểu cảm trong bài tự sự ;... Yêu cầu cần đạt về kĩ năng viết từng kiểu văn bản như sau:
Kiểu văn bản |
Yêu cầu cần đạt |
Nghị luận |
Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và có sức thuyết phục |
Tự sự |
Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mô phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện. |
Biểu cảm |
Bước đầu biết làm một bài thơ tám chữ. Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ. |
Thuyết minh |
Viết được văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa |
Nhật dụng |
Viết được văn bản quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ |
Câu 12
Đọc phần III. Học nói và nghe trong Bài Mở đầu, tóm tắt các yêu cầu cần đạt của kĩ năng nói và nghe theo bảng sau:
Kỹ năng |
Yêu cầu cần đạt |
Nói |
|
Nghe |
|
Nói – nghe tương tác |
Đọc phần III. Học nói và nghe trong Bài Mở đầu
Kỹ năng |
Yêu cầu cần đạt |
Nói |
- Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ. - Biết trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự. - Kể được một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện, ... ). |
Nghe |
Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có). |
Nói – nghe tương tác |
- Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi. - Thực hiện được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn. |
Câu 13
Đọc phần Cấu trúc của sách “Ngữ văn 9” và nêu nhiệm vụ của học sinh vào cột phải theo bảng:
Các phần của bài học |
Nhiệm vụ của học sinh |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
|
KIẾN THỨC NGỮ VĂN |
|
ĐỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Tên văn bản - Chuẩn bị - Đọc hiểu THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU |
|
VIẾT - Định hướng - Thực hành |
|
NÓI VÀ NGHE - Định hướng - Thực hành |
|
TỰ ĐÁNH GIÁ |
|
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC |
Đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK
Các phần của bài học |
Nhiệm vụ của học sinh |
YÊU CẦU CẦN ĐẠT |
- Đọc trước khi học để có định hướng đúng. - Đọc sau khi học để tự đánh giá. |
KIẾN THỨC NGỮ VĂN |
- Đọc trước khi học để có kiến thức làm căn cứ thực hành. - Vận dụng trong quá trình thực hành. |
ĐỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN - Tên văn bản - Chuẩn bị - Đọc hiểu THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU |
- Tìm hiểu thông tin về thể loại, bối cảnh, tác giả, tác phẩm, ... - Đọc trực tiếp văn bản, các câu gợi ý ở bên phải và chú thích ở chân trang. - Trả lời câu hỏi đọc hiểu. - Làm bài tập thực hành tiếng Việt. - Đọc hiểu văn bản tương tự về thể loại và kiểu văn bản đã học. |
VIẾT - Định hướng - Thực hành |
- Đọc và suy nghĩ về định hướng viết. - Làm các bài tập thực hành viết. |
NÓI VÀ NGHE - Định hướng - Thực hành |
- Đọc và suy nghĩ về định hướng nói và nghe. - Làm bài tập thực hành nói và nghe. |
TỰ ĐÁNH GIÁ |
Tự đánh giá kết quả đọc hiểu và viết thông qua đọc, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận về một văn bản tương tự các văn bản đã học. |
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC |
- Đọc mở rộng theo gợi ý. - Thu thập tư liệu liên quan đến bài học. |