Trang chủ Lớp 9 SBT Văn 9 - Cánh diều Bài tập Nói và nghe trang 13 SBT Văn 9 – Cánh...

Bài tập Nói và nghe trang 13 SBT Văn 9 - Cánh diều: Bài tập trong mụcThực hành, phần (SGK, trang 27) liên quan đến phần Đọc hiểu và phần Viết của như thế nào?...

Đọc kĩ nội dung 2 bài. Soạn Câu 1, 2, 3, 4 - Bài Nói và nghe trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Cánh diều - Bài 1. Thơ và thơ song thất lục bát. Bài tập trong mục 2. Thực hành, phần Nói và nghe (SGK, trang 27) liên quan đến phần Đọc hiểu và phần Viết của Bài 1 như thế nào?...

Câu 1

Bài tập trong mục 2. Thực hành, phần Nói và nghe (SGK, trang 27) liên quan đến phần Đọc hiểu và phần Viết của Bài 1 như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ nội dung 2 bài

Answer - Lời giải/Đáp án

Bài tập trong mục 2. Thực hành, phần Nói và nghe liên quan đến phần Đọc hiểu của Bài 1 ở nội dung văn bản Sông núi nước Nam và phần Viết ở kĩ năng so sánh trong phân tích thơ.


Câu 2

Để nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến, các em cần chú ý những gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại ý 1.2, mục 1. Định hướng, phần Nói và nghe trong SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

- Nghe kĩ nội dung ý kiến mà người nói đã trình bày (Người nói nêu ý kiến về vấn đề gì? Mục đích của người nói là gì?).

- Ghi lại cách trình bày ý kiến của người nói:

+ Mở đầu nêu lên vấn đề gì?

+ Triển khai vấn đề bằng các lý lẽ và bằng chứng ra sao?

+ Lý lẽ và bằng chứng có sức thuyết phục không? (Có làm sáng tỏ cho vấn đề nêu lên ở phần mở đầu hay không?)

+ Nội dung trình bày có lô gích, chặt chẽ không?

+ Còn thiếu những bằng chứng gì?

- Đánh giá chung về tính thuyết phục trong ý kiến của người nói.


Câu 3

Hoạt động nói và nghe ở bài này cần tập trung vào kĩ năng gì và đáp ứng được những yêu cầu nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Xem lại mục 1. Định hướng, phần Nói và nghe trong SGK

Answer - Lời giải/Đáp án

Hoạt động nói và nghe ở bài này cần tập trung vào kĩ năng nghe và đáp ứng được các yêu cầu:

- Nắm được nội dung và cách thức trình bày của người nói.

- Nhận biết được tính thuyết phục cũng như chỉ ra được những hạn chế (nếu có), ví dụ: lập luận thiếu lô gích, bằng chứng chưa đủ hoặc bằng chứng không liên quan đến vấn đề trình bày…


Câu 4

Người nói và người nghe thường mắc những lỗi nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Nói và nghe, mục d

Answer - Lời giải/Đáp án

Người nói

Người nghe

- Lắng nghe nhận xét của thầy cô, bạn bè,… về bài trình bày.

- Rút kinh nghiệm về việc lựa chọn vấn đề trình bày, quá trình chuẩn bị, nội dung, cách thức và thái độ trình bày,…

- Tự đánh giá:

+ Trong bài trình bày của mình, em hài lòng về những điểm nào (nội dung, hình thức, thái độ)?

+ Điều em muốn thay đổi trong bài trình bày đó là gì?

- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin (Đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì?,…)

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em rút ra từ bài trình bày của bạn là gì?