Trang chủ Lớp 9 SBT Văn 9 - Kết nối tri thức Bài tập 2 Viết trang 35 SBT Văn 9 – Kết nối...

Bài tập 2 Viết trang 35 SBT Văn 9 - Kết nối tri thức: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích 1 vở kịch đã để lại trong em nhiều ấn...

Đọc kĩ văn bản Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn. Soạn Giải Bài tập 2 Viết trang 35 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Viết - Bài 5 . Lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích 1 vở kịch đã để lại trong em nhiều ấn

Câu hỏi/bài tập:

Question - Câu hỏi/Đề bài

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận phân tích 1 vở kịch đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc. Viết đoạn mở bài và kết bài của bài văn đó

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ văn bản

- Đọc kỹ phần Tri thức Ngữ văn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Mở bài

+ Lưu Quang Vũ - Hiện tượng sân khấu kịch trường thập kỷ 80, là tài năng hàng đầu trong văn học Việt Nam.

+ Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Tác phẩm xuất sắc của Lưu Quang Vũ.

- Thân bài

  • Cuộc đối thoại giữa hồn và xác

- Hồn Trương Ba:

+ Cho rằng mình vẫn sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

+ Xem xác anh hàng thịt chỉ là vỏ bọc âm u, đui mù, thiếu tư tưởng và cảm xúc.

→ Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt mạnh mẽ, tuyệt vọng.

- Xác anh hàng thịt:

+ Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi hành động đều bị xác chi phối.

+ Thể hiện thái độ quyết liệt, chiến thắng cuộc đấu tranh.

→ Cuộc đấu giữa con người và thể xác, giữa đạo đức và tội lỗi.

  • Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và gia đình

- Hồn Trương Ba: cho rằng mình vẫn nguyên vẹn, trong sạch.

- Gia đình có thái độ đa dạng:

+ Vợ và cháu gái phản đối, không chấp nhận Trương Ba mới.

+ Con dâu thể hiện sự cảm thông nhưng vẫn nhận thấy sự thay đổi của ông.

→ Mỗi thành viên gia đình có thái độ khác nhau, nhưng đều thấy sự thay đổi của Trương Ba.

- Kết quả: Trương Ba nhận ra sự thay đổi, lấn át của thể xác đối với hồn.

  • Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích; quyết định của Trương Ba

- Trương Ba tự nhận ra: Con người cần sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn để sống có ý nghĩa.

- Quan điểm trái ngược giữa Trương Ba và Đế Thích:

+ Đế Thích: Chỉ muốn sống, không quan trọng cách sống.

+ Trương Ba: Không thể sống với giá nào được, muốn sống trọn vẹn. Hành động quan trọng: Trả lại xác để mình chết. Phép thử của Đế Thích: Trương Ba chọn cho cu Tị sống.

- Kết quả: Trương Ba yêu cầu để cu Tị sống còn mình chấp nhận cái chết.

  • Nghệ thuật

- Tình huống xung đột độc đáo, ngôn ngữ đối thoại triết lí, độc thoại nội tâm làm nổi bật tính cách nhân vật.

- Kết bài: Khẳng định giá trị của Hồn Trương Ba da hàng thịt, cảm nhận về tác phẩm: Truyền đạt thông điệp về sự sống làm người đúng với giá trị và theo đuổi ước mơ của bản thân. Ý nghĩa thực sự chỉ xuất hiện khi con người sống tự do, hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.

MỞ BÀI

Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch nổi tiếng nhất của Lưu Quang Vũ. Vở kịch đặt ra nhiều vấn đề nóng bỏng của xã hội lúc đó - thời điểm những năm tám mươi của thế kỉ XX. Lưu Quang Vũ đã khéo léo mượn lại một tích truyện dân gian cũ để đan cài vào đó những suy nghĩ, quan niệm nhân văn mới mẻ và sâu sắc.

KẾT BÀI

Thông qua đoạn trích vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới người đọc thông điệp: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn giá trị hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.