Đọc lại văn bản Tiếng đàn mưa trong SGK (tr. 46) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau
Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
- Nghệ thuật: điệp từ “mưa”, liệt kê: xuống lầu, xuống thềm lan, ngoài nẻo dặm ngàn, ẩn dụ: giọng đàn mưa xuân
- Tác dụng: Tái hiện lại một chiều mưa xuân êm ả, thơ mộng cùng tiếng đàn du dương trong cơn mưa. Khung cảnh của một ngày mưa được tái hiện cùng sự rụng rơi của những sự vật. Mưa xuân, mùa mưa mang đến hạnh phúc, vậy nên tiếng mưa dưới mùa xuân nghe thấy tiếng đàn thật êm ái, yên bình.
Câu 2
Theo em “giọt đàn” là gì
Advertisements (Quảng cáo)
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Giọt đàn có thể là tiếng lòng đầy cảm xúc, tiếng đàn lồng vào tiếng mưa, gợi lên tâm trạng riêng biệt của mỗi người.
Câu 3
Câu thơ “Mưa trong ý khách mưa cùng nước non”, diễn tả điều gì?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Mưa rơi khắp nơi, mỗi cảnh vật đều rơi theo mưa, mưa như thấm đẫm vào cảnh vật, nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, đất nước, nơi đang tồn tại của nhân vật
Câu 4
Cảm xúc chủ đạo thể hiện trong bài thơ là gì?
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Bài thơ tái hiện lại hình ảnh mưa và những cảm xúc sâu sắc của người tha hương trước cảnh mưa rơi. Bao trùm tác phẩm là nỗi nhớ quê hương của nhân vật “khách” khi ngắm nhìn cảnh mưa xuân. Qua đó, thể hiện tình yêu thiên nhiên, hòa mình để cảm nhận vẻ đẹp dịu nhẹ, mơ mộng của cảnh sắc.