Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Chân trời sáng tạo Dựa vào tư liệu 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, hãy...

Dựa vào tư liệu 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1991...

Đọc kĩ phần 1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc. Giải và trình bày phương pháp giải (?) Câu hỏi mục 1 a - Bài 13: Một số nước ở Châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Dựa vào tư liệu 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày những nét chính về tình hình Nhật Bản giai đoạn 1945 – 1991. Những thay đổi của Nhật Bản hơn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện như thế nào qua tư liệu 13.2?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

- Đọc kỹ phần 1. Các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ (SGK trang 63)

- Chỉ ra những thay đổi của Nhật Bản hơn 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Answer - Lời giải/Đáp án

Giai đoạn 1945 – 1952

– Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.

Advertisements (Quảng cáo)

– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

* Giai đoạn 1952 – 1973

– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

* Giai đoạn 1973 – 1991

– Sự phát triển kinh tế của Nhật Bản thường xen kẽ với những giai đoạn suy thoái ngắn.

– Từ nửa sau những năm 80, Nhật đã vươn lên thành siêu cường tài chính số một thế giới với lượng dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần của Cộng hòa LIên bang Đức. Nhật Bản cũng là chủ nợ lớn nhất thế giới.

– Từ nửa sau những năm 70, Nhật Bản bắt đầu đưa ra chính sách đối ngoại mới,thể hiện trong học thuyết Phucưđa, học thuyết Kaiphu. Nội dung chủ yếu là tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.