Trang chủ Lớp 9 SGK Lịch sử và Địa lí 9 - Chân trời sáng tạo Hãy trình bày những điểm nổi bật của tình hình kinh tế,...

Hãy trình bày những điểm nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991. Hãy xác định trên lược đồ 11...

Yêu cầu 1. Phân tích, đưa ra lời giải (?) Câu hỏi mục 2 - Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 - SGK Lịch sử và Địa lí 9 Chân trời sáng tạo.

Câu hỏi/bài tập:

Hãy trình bày những điểm nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.

- Hãy xác định trên lược đồ 11.8 tên các nước tham gia Cộng đồng kinh tế châu Âu năm 1957 và Liên minh châu Âu năm 1991.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Yêu cầu 1

- Đọc kỹ phần 2. Các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 57)

- Chỉ ra điểm nổi bật của tình hình kinh tế chính trị Tây Âu trong giai đoạn này

Yêu cầu 2:

- Đọc kỹ phần 1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 (SGK trang 55)

- Chỉ ra tên các nước tham gia

Answer - Lời giải/Đáp án

Yêu cầu 1

Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

– Kinh tế:

+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được khôi phục.

+ Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản). Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

+ Các nước Tây Âu có nền khoa học – kỹ thuật phát triển cao, hiện đại.

+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967.

– Chính trị:

+ Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị - xã hội

+ Hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi nền kinh tế, liên minh chặt chẽ với Mĩ, tìm cách trở lại thuộc địa của mình.

+ Từ 1945 - 1950, cơ bản ổn định và phục hồi về mọi mặt, trở thành đối trọng của khối XHCN Đông Âu mới hình thành.

+ Giai cấp tư sản gạt những người cộng sản ra khỏi chính phủ - Pháp, Anh, Ý.

+ Tây Âu gia nhập khối Quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO - do Mĩ đứng đầu.

+ Pháp xâm lược trở lại Đông Dương, Anh trở lại Miến Điện và Mã lai; Hà lan trở lại In đô nê xi a.

Advertisements (Quảng cáo)

1950 – 1973: nền dân chủ tư sản ở Tây Âu tiếp tục phát triển, đồng thời có nhiều biến động chính trị

* Từ năm 1973 đến năm 1991

– Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.

– Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp. Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại.

– Chính trị:

11/1972: ký Hiệp định về cơ sở quan hệ giữa hai nước Đức làm tình hình Tây Âu dịu đi

Ký Định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu (1975).

1989, “Bức tường Berlin” bị phá bỏ và nước Đức thống nhất (3/10/1990)

* Từ 1991 đến năm 2000

– Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn.

– Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng tăng từ 2,9 đến 3,4%.

– Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới. Đến giữa thập niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Có nền khoa học – kỹ thuật hiện đại.

– Chính trị:

+ Thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX, cơ bản là ổn định.

+ Có sự điều chỉnh quan trọng trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” kết thúc, trật tự hai cực Ianta tan rã.

+ Nếu như Anh vẫn duy trì liên minh chặt chẽ với Mĩ thì Pháp và Đức đã trở thành những đối trọng đáng chú ý với Mĩ trong nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.

+ Mở rộng quan hệ với các nước đang phát triển ở Á, Phi, Mĩ La tinh và các nước thuộc Đông Âu.

Yêu cầu 2

Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được thành lập vào năm 1957 bởi Hiệp ước Rome. Các nước sáng lập bao gồm sáu quốc gia sau:

1. Bỉ (Belgium)

2. Pháp (France)

3. Đức (West Germany)

4. Ý (Italy)

5. Luxembourg

6. Hà Lan (Netherlands)