Hoạt động1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 118
Lấy một vòng tròn (Hình 66a), cắt vòng dây và kéo thẳng vòng dây đó để nhận được sợi dây như ở Hình 66b. Đo chiều dài sợi dây đó.
Dùng thước kẻ để đo độ dài.
HS tự thực hiện theo yêu cầu.
Luyện tập1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 118
Tính chu vi của đường tròn bán kính 5 cm (theo đơn vị centimét và làm tròn kết quả đến hàng phần mười).
Dựa vào công thức tính chu vi đường tròn: C=2πR để tính.
Chu vi của đường tròn là:
C=2πR=2π.5=10π≈31,4(cm).
Hoạt động2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 119
a) Đánh dấu hai điểm A,B trên một vòng dây không dãn có dạng đường tròn (Hình 67a), cắt cung AB của vòng dây và kéo thẳng cung đó để nhận được sợi dây như ở Hình 67b. Đo chiều dài sợi dây đó.
Advertisements (Quảng cáo)
b) Ta coi mỗi đường tròn bán kính R là một cung tròn có số đo 360∘. Chia đường tròn đó thành 360 phần bằng nhau, mỗi phần là cung tròn có số đo bằng 1∘; chu vi của đường tròn khi đó cũng được chia thành 360 phần bằng nhau. Tính theo R:
+ Độ dài cung tròn có số đo 1∘;
+ Độ dài cung tròn có số đo n∘.
Dựa vào kiến thức vừa học để tính.
a) Chiều dài sợi dây AB là: 5cm.
b) Độ dài cung tròn có số đo 1∘ là:
l=2πR360=πR180.
Độ dài cung tròn có số đo n∘ là:
l=2πRn360=πRn180.
Luyện tập2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 119
Một con lắc di chuyển từ vị trí A đến vị trí B (Hình 69). Tính độ dài quãng đường AB mà con lắc đó di chuyển, biết rằng sợi dây OA có độ dài bằng l và tia OA tạo với phương thẳng đứng góc α.
Dựa vào công thức tính độ dài cung tròn l=πRn180 để tính.
Độ dài quãng đường AB mà con lắc đó di chuyển là:
AB=π.R.2α180=2πRα180.