Hoạt động3
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 108
Cho đường tròn (O;R). Các đường thẳng c,d lần lượt tiếp xúc với đường tròn (O;R) tại A,B và cắt nhau tại M (Hình 38).
a) Các tam giác MOA và MOB có bằng nhau hay không?
b) Hai đoạn thẳng MA và MB có bằng nhau hay không?
c) Tia MO có phải là tia phân giác của góc AMB hay không?
d) Tia OM có phải là tia phân giác của gics AOB hay không?
Dựa vào tam giác bằng nhau để chứng minh.
a) Do MA là tiếp tuyến của (O;R) nên MA⊥AO suy ra ^MAO=90∘.
Do MB là tiếp tuyến của (O;R) nên MB⊥BO suy ra ^MBO=90∘.
Xét tam giác MOAvà tam giác MOB có:
^MAO=^MBO=90∘
OA=OB=R
OM chung
⇒ΔMOA=ΔMOB (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Advertisements (Quảng cáo)
b) Do ΔMOA=ΔMOB nên MA=MB (2 cạnh tương ứng).
c) Do ΔMOA=ΔMOB nên ^AMO=^BMO (2 góc tương ứng) suy ra MO là tia phân giác của góc AMB.
d) Do ΔMOA=ΔMOB nên ^MOA=^MOB (2 góc tương ứng) suy ra OM là tia phân giác của góc AOB.
Luyện tập4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 109
Cho đường tròn (O;R) và điểm M nằm ngoài đường tròn. Hai đường thẳng c,d qua M lần lượt tiếp xúc với (O) tại A,B biết ^AMB=120∘. Chứng minh AB=R.
Dựa vào tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau và tỉ số lượng giác để làm bài toán.
Vì MA,MB là các tiếp tuyến của (O) nên ^AMO=^BMO=^AMB2=60∘.
Xét tam giác AMO vuông tại A có:
^AMO+^MOA=90⇒60∘+^MOA=90∘⇒^MOA=30∘.
Vì MA,MB là các tiếp tuyến của (O) nên ^AOB=2^AOM=2.30∘=60∘.
Xét tam giác AOB có: OA=OB=R nên tam giác AOB cân tại O.
Lại có ^AOB=60∘ suy ra tam giác AOB là tam giác đều.
Vậy AO=OB=AB=R.