Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Bài 15 trang 23 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1:...

Bài 15 trang 23 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1: Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp đại số...

Dựa vào đề bài để lập ra hai phương trình bậc nhất ẩn x và y Giải hệ hai phương trình vừa tìm được theo phương pháp thế hoặc phương. Phân tích và lời giải bài tập 15 trang 23 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chương 1. Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp đại số. a) Fe + Cl2 \( \to \) FeCl3b) SO2 + O2 SO3c) Al + O2 \( \to \) Al2O3...

Question - Câu hỏi/Đề bài

Cân bằng phương trình hoá học sau bằng phương pháp đại số.

a) Fe + Cl2 \( \to \) FeCl3

b) SO2 + O2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) SO3

c) Al + O2 \( \to \) Al2O3

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào đề bài để lập ra hai phương trình bậc nhất ẩn x và y

Giải hệ hai phương trình vừa tìm được theo phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số.

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Gọi x và y lần lượt là hệ số của Fe và Cl2 thoả mãn cân bằng phương trình hoá học

xFe + yCl2 \( \to \) FeCl3

Cân bằng số nguyên tử Fe, số nguyên tử Cl ở 2 vế, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{2y = 3}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \frac{3}{2}}\\{x = 1}\end{array}} \right.\)

Đưa các hệ số tìm được vào phương trình hoá học, ta có

Fe + \(\frac{3}{2}\)Cl2 \( \to \) FeCl3

Do các hệ số của phương trình hoá học phải là các số nguyên nên nhân hai vế của phương trình hoá học với 2, ta được

2Fe + 3Cl2 \( \to \) 2FeCl3

Advertisements (Quảng cáo)

b) Gọi x và y lần lượt là hệ số của S và O2 thoả mãn cân bằng phương trình hoá học

xSO2 + yO2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) SO3

Cân bằng số nguyên tử S, số nguyên tử O ở 2 vế, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 1}\\{2x + 2y = 3}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \frac{1}{2}}\\{x = 1}\end{array}} \right.\)

Đưa các hệ số tìm được vào phương trình hoá học, ta có

SO2 + \(\frac{1}{2}\)O2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) SO3

Do các hệ số của phương trình hoá học phải là các số nguyên nên nhân hai vế của phương trình hoá học với 2, ta được

2SO2 + O2 \(\xrightarrow[{{V}_{2}}{{O}_{5}}]{{{t}^{o}}}\) 2SO3

c) Gọi x và y lần lượt là hệ số của Al và O2 thoả mãn cân bằng phương trình hoá học

xAl + yO2 \( \to \) Al2O3

Cân bằng số nguyên tử Al, số nguyên tử O ở 2 vế, ta có hệ phương trình:

\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{x = 2}\\{2y = 3}\end{array}} \right.\)

Giải hệ phương trình, ta được: \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{y = \frac{3}{2}}\\{x = 2}\end{array}} \right.\)

Đưa các hệ số tìm được vào phương trình hoá học, ta có

2Al + \(\frac{3}{2}\)O2 \( \to \) Al2O3

Do các hệ số của phương trình hoá học phải là các số nguyên nên nhân hai vế của phương trình hoá học với 2, ta được

4Al + 3O2 \( \to \) 2Al2O3