1. Phương trình tích
Phương trình tích là phương trình có dạng (ax+b)(cx+d)=0(ax+b)(cx+d)=0.
Cách giải phương trình tích
Muốn giải phương trình tích (ax+b)(cx+d)=0(ax+b)(cx+d)=0, ta giải hai phương trình ax+b=0ax+b=0 và cx+d=0cx+d=0, rồi lấy tất cả các nghiệm của chúng. |
Ví dụ:Giải phương trình (2x+1)(3x−1)=0(2x+1)(3x−1)=0
Lời giải:
Ta có: (2x+1)(3x−1)=0(2x+1)(3x−1)=0
2x+1=02x+1=0 hoặc 3x−1=03x−1=0.
2x=−12x=−1 hoặc 3x=13x=1
x=−12x=−12 hoặc x=13x=13
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x=−12x=−12 và x=13x=13.
Các bước giải phương trình:
Bước 1. Đưa phương trình về phương trình tích (ax+b)(cx+d)=0(ax+b)(cx+d)=0. Bước 2. Giải phương trình tích tìm được. |
Ví dụ: Giải phương trình x2−x=−2x+2x2−x=−2x+2.
Lời giải:
Biến đổi phương trình đã cho về phương trình tích như sau:
x2−x=−2x+2x2−x+2x−2=0x(x−1)+2(x−1)=0(x+2)(x−1)=0.
x+2=0 hoặc x−1=0.
x=−2 hoặc x=1.
Vậy phương trình đã cho có hai nghiệm là x=−2 và x=1.
Advertisements (Quảng cáo)
2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu quy về phương trình bậc nhất
Điều kiện xác định của phương trình chứa ẩn ở mẫu
Đối với phương trình chứa ẩn ở mẫu, điều kiện của ẩn để tất cả các mẫu thức trong phương trình đều khác 0 gọi là điều kiện xác định của phương trình. |
Ví dụ:
- Phương trình 5x+2x−1=0 có điều kiện xác định là x≠1 vì x−1≠0 khi x≠1.
- Phương trình 1x+1=1+1x−2 có điều kiện xác định là x≠−1 và x≠2 vì x+1≠0 khi x≠−1, x−2≠0 khi x≠2.
Các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu
Bước 1. Tìm điều kiện xác định của phương trình. Bước 2. Quy đồng mẫu thức hai vế của phương trình, rồi khử mẫu. Bước 3. Giải phương trình vừa tìm được. Bước 4. Xét mỗi giá trị tìm được ở Bước 3, giá trị nào thỏa mãn điều kiện xác định chính là nghiệm của phương trình đã cho. |
Ví dụ: Giải phương trình 2x+1+1x−2=3(x+1)(x−2)
Lời giải:
Điều kiện xác định x≠−1 và x≠2.
Ta có: 2x+1+1x−2=3(x+1)(x−2)
2(x−2)+(x+1)(x+1)(x−2)=3(x+1)(x−2)
2(x−2)+(x+1)=3
2(x−2)+(x+1)=32x−4+x+1=33x−3=33x=6x=2
Giá trị x=2 không thỏa mãn ĐKXĐ.
Vậy phương trình 2x+1+1x−2=3(x+1)(x−2) vô nghiệm.