Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử. Lời Giải bài tập 4 trang 56 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo - Bài 1. Không gian mẫu và biến cố. Bạn Việt giải một đề thi gồm 3 bài được đánh số 1; 2; 3. Việt chọn lần lượt các bài để giải theo một thứ tự ngẫu nhiên. a) Xác định không gian mẫu của phép thử...
Bạn Việt giải một đề thi gồm 3 bài được đánh số 1; 2; 3. Việt chọn lần lượt các bài để giải theo một thứ tự ngẫu nhiên.
a) Xác định không gian mẫu của phép thử.
b) Xác định các kết quả thuận lợi cho mỗi biến cố sau:
A: “Việt giải bài 2 đầu tiên”
B: “Việt giải bài 1 trước bài 3”
Advertisements (Quảng cáo)
- Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
- Xét từng biến cố và đọc kĩ dữ liệu đề bài để trả lời.
a) Không gian mẫu của phép thử là:
\(\Omega \) = {(1;2;3),(1;3;2),(2;1;3),(2;3;1),(3;1;2),(3;2;1)}
b) Kết quả thuận lợi cho biến cố A là: {(2;1;3),(2;3;1)}
Kết quả thuận lợi cho biến cố B là: {(1;2;3),(1;3;2),(2;1;3)}.