Dựa vào: Thể tích V của hình nón có bán kính đáy r và chiều cao h là. Giải chi tiết Câu hỏi Vận dụng trang 91 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo - Bài 2. Hình nón.
Câu hỏi/bài tập:
Từ một khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 6 cm, người ta khoét một hình nón có đường kính mặt đáy là 4 cm và đỉnh của hình nón chạm vào mặt đáy của khối gỗ (Hình 10). Hãy tính thể tích của phần khối gỗ còn lại (kết quả làm tròn đến hàng đơn vị).
Dựa vào: Thể tích V của hình nón có bán kính đáy r và chiều cao h là:
Advertisements (Quảng cáo)
\(V = \frac{1}{3}Sh = \frac{1}{3}\pi {r^2}h\) (S là diện tích đáy của hình nón).
Thể tích khối lập phương là: V = 63 = 216 (cm3).
Thể tích hình nón là: \(V’ = \frac{1}{3}.\pi {r^2}h = \frac{1}{3}.\pi {\left( {\frac{4}{2}} \right)^2}.6 = 8\pi \) (cm3).
Thể tích khối gỗ còn lại là: V – V’ = 216 – 8\(\pi \) = 191 (cm3).