Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Chân trời sáng tạo Giải mục 1 trang 30, 31 Toán 9 Chân trời sáng tạo...

Giải mục 1 trang 30, 31 Toán 9 Chân trời sáng tạo tập 1: Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?...

Giải và trình bày phương pháp giải HĐ1, TH1, HĐ2, TH2 mục 1 trang 30, 31 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo Bài 2. Bất phương trình bậc nhất một ẩn. Ông Trí dự định chạy bộ tổng cộng ít nhất 6500 m vào buổi sáng và buổi chiều trong ngày. Buổi sáng ông Trí đã chạy được 4000 m...Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

Hoạt động1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 30

Ông Trí dự định chạy bộ tổng cộng ít nhất 6500 m vào buổi sáng và buổi chiều trong ngày. Buổi sáng ông Trí đã chạy được 4000 m. Gọi x là số mét ông Trí chạy bộ vào buổi chiều. Viết hệ thức x biểu thị điều kiện để ông Trí chạy được như dự định.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ dữ kiện đầu bàiđể viết hệ thức.

Answer - Lời giải/Đáp án

Để ông Trí chạy được như dự định, x phải thoả mãn hệ thức

4000 + x \( \ge \) 6500.


Thực hành1

Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 31

Bất phương trình nào sau đây là bất phương trình bậc nhất một ẩn?

0x < 0;

3x < 0;

x3 + 1 \( \ge \) 0;

-x + 1 \( \le \) 0.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào định nghĩa bất phương trình dạng ax + b > 0 (a \( \ne \) 0).

Answer - Lời giải/Đáp án

Bất phương trình 0x < 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn

Bất phương trình 3x < 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = 3; b = 0

Bất phương trình x3 + 1 \( \ge \) 0 không phải là phương trình bậc nhất một ẩn

Bất phương trình -x + 1 \( \le \) 0 là phương trình bậc nhất một ẩn với a = - 1; b = 1.


Advertisements (Quảng cáo)

Hoạt động2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 31

Cho bất phương trình x + 3 > 0 (1)

Trong hai giá trị x = 0 và x = - 5, giá trị nào thoả mãn bất phương trình?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Thay từng giá trị x vào bất phương trình (1) xem thoả mãn không?

Answer - Lời giải/Đáp án

Thay x = 0 vào bất phương trình (1), ta được 3 > 0 là khẳng định đúng.

Vậy x = 0 thoả mãn bất phương trình (1).

Thay x = -5 vào bất phương trình (1), ta được -2 > 0 là khẳng định sai

Vậy x = -5 không thoả mãn bất phương trình (1).


Thực hành2

Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 31

Tìm một số là nghiệm và một số không là nghiệm của bất phương trình 4x + 5 > 0.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chọn giá trị x vào bất phương trình thoả mãn một số là nghiệm và một số không là nghiệm

Answer - Lời giải/Đáp án

Thay x = 1 vào bất phương trình 4x + 5 > 0, ta được 9 > 0 là khẳng định đúng.

Vậy x = 1 là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Thay x = -2 vào bất phương trình 4x + 5 > 0, ta được -3 > 0 là khẳng định sai.

Vậy x = -2 không là nghiệm của bất phương trình đã cho.

Advertisements (Quảng cáo)