Hoạt động3
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 101
a) Vẽ đường tròn (C) tâm O bán kín r = 5 cm và đường tròn (C’) tâm O bán kính R = 8 cm.
b) Tính diện tích S của (C) và diện tích S’ của (C’).
c) Hãy cho biết hiệu số (S’ – S) biểu diễn diện tích của phần nào trên Hình 9.
- Đọc kĩ dữ kiện để vẽ hình.
- Dựa vào công thức diện tích đường tròn S =πR2
a) Ta có hình vẽ:
b) Diện tích S của (C) là: S =πr2
Diện tích S’ của (C’) là S’ =πR2
c) Hiệu số (S’ – S) biểu diễn phần mặt phẳng giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R).
Thực hành3
Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 101
Tính diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; 10 cm) và (O; 20 cm) (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)
- Đọc kĩ dữ kiện để vẽ hình.
- Áp dụng diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) là: S=π(R2−r2)
Advertisements (Quảng cáo)
Diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; 10 cm) và (O; 20 cm) là:
S=π(R2−r2)=π(202−102)=300π≈942,48 cm2.
Vận dụng3
Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 101
Cho hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) với R > r. Trên đường tròn (O; R) lấy hai điểm B, C sao cho BC vừa là dây cung của (O; R), vừa là tiếp tuyến của đường tròn (O; r) tại A (Hình 11)
a) Tính độ dài đoạn thẳng BC theo r và R.
b) Cho BC = a√3. Tính diện tích hình khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) theo a.
- Dựa vào tính chất tiếp tuyến chứng minh OA ⊥BC
- Tính BC bằng cách áp dụng định lý pythagore trong tam giác vuông
- Áp dụng diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) là: S=π(R2−r2)
a) Vì BC là tiếp tuyến của đường tròn (O; r) tại A nên OA ⊥BC
Xét tam giác OAB vuông tại A , ta có:
AB = √OB2−OA2=√R2−r2 (theo định lý Pythagore)
Tương tự với tam giác OCA vuông tại A, ta có
AC = √OC2−OA2=√R2−r2 (theo định lý Pythagore)
Vậy BC = AB + AC = 2√R2−r2.
b) Ta có BC = 2√R2−r2 = a√3 suy ra √R2−r2 = a√32
Diện tích hình khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) theo a là:
S=π(R2−r2) = π(a√32)2=3π4a2.