Hoạt động3
Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 77
Trên đường tròn (O;R) lấy 4 điểm A, B, M, N sao cho AB đi qua O và MN không đi qua O (Hình 9).
a) Tính độ dài đoạn thẳng AB theo R.
b) So sánh độ dài của MN và OM + ON. Từ đó, so sánh độ dài của MN và AB.
Dựa vào khái niệm đường tròn để: Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0) là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng Rđể viết hệ thức AB theo R. Rồi so sánh.
a) AB = AO + OB = R + R = 2R.
b) Ta có OM + ON = 2R > MN
Suy ra MN < AB.
Thực hành2
Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 78
Cho đường tròn (I) có các dây cung AB, CD, EF. Cho biết AB và CD đi qua tâm I, EF không đi qua I (Hình 11). Hãy so sánh độ dài AB, CD, EF.
Advertisements (Quảng cáo)
Dựa vào: Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây có độ dài lớn nhất để so sánh.
Trong đường tròn (I), đường kính AB, CD nên AB = CD.
EF là dây cung không đi qua I. Suy ra EF < AB = CD.
Vận dụng2
Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 78
Bạn Mai căng ba đoạn chỉ AB, CD, EF có độ dài lần lượt là 16 cm, 14 cm và 20 cm trên một khung thêu hình tròn bán kính 10 cm (Hình 12). Trong ba dây trên, dây nào đi qua tâm của hình tròn? Giải thích.
Dựa vào kiến thức: Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây có độ dài lớn nhất để giải thích.
Trong ba dây trên, dây EF đi qua tâm vì EF là dây lớn nhất trong 3 dây và bằng 2 lần bán kính (EF = 2R).