Trang chủ Lớp 9 SGK Toán 9 - Cùng khám phá Bài 1.22 trang 24 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Độ...

Bài 1.22 trang 24 Toán 9 Cùng khám phá tập 1: Độ cao \(h\) (m) của một viên đá so với mực nước biển khi được ném từ đỉnh của một...

Đưa về phương trình tích; + Dựa vào phương trình tích để giải bài toán. Lời giải bài tập, câu hỏi bài tập 1.22 trang 24 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá Ôn tập chương 1. Độ cao \(h\) (m) của một viên đá so với mực nước biển khi được ném từ đỉnh của một vách đá được tính bởi công thức \(h = - 5{t^2} + 15t + 20\)...Độ cao \(h\) (m) của một viên đá so với mực nước biển khi được ném từ đỉnh của một

Question - Câu hỏi/Đề bài

Độ cao \(h\) (m) của một viên đá so với mực nước biển khi được ném từ đỉnh của một vách đá được tính bởi công thức \(h = - 5{t^2} + 15t + 20\), trong đó \(t\left( s \right)\) là thời gian kể từ lúc viên đá bắt đầu được ném. Khi nào viên đá đạt độ cao 20m so với mực nước biển?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

+ Đưa về phương trình tích;

+ Dựa vào phương trình tích để giải bài toán.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Để viên đá đạt độ cao 20m so với mực nước biển là:

\(\begin{array}{l}20 = - 5{t^2} + 15t + 20\\ - 5{t^2} + 15t = 0\\ - 5t\left( {t - 3} \right) = 0.\end{array}\)

Phương trình \( - 5t = 0\) có nghiệm duy nhất \(t = 0\).

Phương trình \(t - 3 = 0\) có nghiệm duy nhất \(t = 3\).

Vậy sau 3s kể từ lúc viên đá bắt đầu được ném thì viên đá đạt độ cao 20m so với mực nước biển.