Sử dụng compa và thước đo độ dài, hãy vẽ hai đường tròn bán kính lần lượt 5cm và 4cm tiếp xúc nhau.
Cho hai đường tròn phân biệt (O; R) và (O’; r) và \(d = OO’\). Vị trí tương đối giữa hai đường tròn (O; R) và (O’; r) có thể xác định dựa vào hệ thức liên hệ giữa R, r và d như sau:
+ Nếu \(d = R + r\) thì hai đường tròn tiếp xúc ngoài.
+ Nếu \(d = R - r\) thì hai đường tròn tiếp xúc trong.
Gọi đường tròn (O) có bán kính 5cm và đường tròn (I) có bán kính 4cm.
Trường hợp 1: Hai đường tròn (O; 5cm) và (I; 4cm) tiếp xúc ngoài.
+ Vẽ đoạn thẳng \(OI = 9cm\).
+ Vẽ đường tròn (O; 5cm) và đường tròn (I; 4cm).
Khi đó, ta được (O; 5cm) và đường tròn (I; 4cm) tiếp xúc ngoài.
Trường hợp 2: Hai đường tròn (O; 5cm) và (I; 4cm) tiếp xúc trong.
+ Vẽ đoạn thẳng \(OI = 1cm\).
+ Vẽ đường tròn (O; 5cm) và đường tròn (I; 4cm).
Khi đó, ta được (O; 5cm) và đường tròn (I; 4cm) tiếp xúc trong.