Hoạt động1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 8
a) Số tuổi của anh là x, số tuổi của em là y. Lập một hệ thức biểu diễn sự liên hệ giữa x và y, biết anh lớn hơn em 5 tuổi.
b) 500 kg gạo được chia thành x bao 50 kg và y bao 20 kg. Lập một hệ thức biểu diễn sự liên hệ giữa x và y.
Dựa vào các mối liên hệ giữa x và y để lập hệ thức.
a) Do anh lớn hơn em 5 tuổi nên ta có hệ thức biểu diễn sự liên hệ giữa x và y là: x−y=5.
b) Do 500 kg gạo được chia thành x bao 50 kg và y bao 20 kg nên ta có hệ thức biểu diễn sự liên hệ giữa x và y là: 50x+20y=500.
Luyện tập1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 8
Chỉ ra các phương trình bậc nhất hai ẩn x và y trong các phương trình sau:
5y−x=−2;3x2−10y=1;x2x+1−y=0;x+0y=4;y2−9x=−6.
Dựa vào định nghĩa phương trình bậc nhất hai ẩn x và y để xác định.
Các phương trình bậc nhất hai ẩn x và y là: 5y−x=−2;x+0y=4.
Hoạt động2
Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 9
a) Cặp số (x1;y1)=(8;5) có thỏa mãn 50x1+20y1=500 không?
b) Tìm một cặp số (x2;y2) khác cặp số (8;5) sao cho 50x2+20y2=500.
c) Tìm một cặp số (x3;y3) sao cho 50x3+20y3≠500.
a) Thay cặp số vào phương trình để kiểm tra.
b) Thay x vào phương trình để tìm y rồi xác định cặp số.
c) Cho một cặp số khác 2 cặp số vừa tìm được.
a) Vì 50.8+20.5=500 nên cặp số (8;5) thỏa mãn 50x1+20y1=500.
b) Thay y2=10 vào phương trình ta được:
50x2+20.10=50050x2=300x2=6
Vậy cặp số (6;10) là một cặp số thỏa mãn 50x2+20y2=500.
c) Vì 50.8+20.3≠500 nên cặp số (8;3) thỏa mãn 50x3+20y3≠500.
Luyện tập2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 9
Tìm bốn nghiệm của phương trình 3x−4y=5.
Advertisements (Quảng cáo)
Tìm cặp số thỏa mãn phương trình để kết luận nghiệm.
+ Vì 3.1−4.−12=5 nên cặp số (1;−12) là một nghiệm của phương trình 3x−4y=5.
+ Vì 3.2−4.14=5 nên cặp số (2;14) là một nghiệm của phương trình 3x−4y=5.
+ Vì 3.3−4.1=5 nên cặp số (3;1) là một nghiệm của phương trình 3x−4y=5.
+ Vì 3.4−4.74=5 nên cặp số (4;74) là một nghiệm của phương trình 3x−4y=5.
Luyện tập3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 9
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, hãy biểu diễn các nghiệm của mỗi phương trình sau:
a) 4x−y=3
b) 0x−2y=5
c) 7x+0y=21
+ Biểu diễn x theo y hoặc y theo x.
+ Tìm hai cặp số là nghiệm của phương trình.
+ Vẽ đồ thị.
a) Xét phương trình 4x−y=3. (1)
Chuyển vế, ta có y=4x−3.
Nếu cho x một giá trị bất kì thì cặp số (x;y), trong đó y=4x−3, là một nghiệm của phương trình (1) có các nghiệm là {x∈Ry=4x−3.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của phương trình (1) là đường thẳng y=4x−3.
b) Xét phương trình 0x−2y=5. (2)
Từ (2), ta có 2y=5 hay y=52.
Nếu cho x một giá trị bất kì thì cặp số (x;y), trong đó y=52, là một nghiệm của phương trình (2).
Do đó phương trình (2) có các nghiệm là {x∈Ry=52.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của phương trình (2) là đường thẳng đi qua điểm A(0;52) và song song với trục hoành (ta gọi đường thẳng này là đường thẳng y=52).
c) Xét phương trình 7x+0y=21. (3)
Từ (3), ta có 7x=21 hay x=3.
Nếu cho y một giá trị bất kì thì cặp số (x;y), tron đó x=3, là một nghiệm của phương trình (3).
Do đó phương trình (3) có các nghiệm là: {x=3y∈R.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập hợp các điểm biểu diễn các nghiệm của phương trình (3) là đường thẳng đi qua điểm B(−3;0) và song song với trục tung (ta gọi đường thẳng này là đường thẳng x=3).