Thời gian chờ mua vé xem bóng đá của một số cổ động viên được cho như sau:
a) Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm.
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng cho bảng thống kê thu được ở câu a.
a) + Tính tần số tương đối ứng với các giá trị trong mẫu dữ liệu: Nhóm \(\left[ {{a_i};{a_{i + 1}}} \right)\) có tần số \({m_i}\) thì có tần số tương đối là: \({f_i} = \frac{{{m_i}}}{n}.100\left( \% \right)\) với m là tổng tất cả các tần số có trong mẫu số liệu.
+ Lập bảng tần số tương đối ghép nhóm:
b) Cách vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng:
Bước 1: Chọn giá trị \({x_i} = \frac{{{a_i} + {a_{i + 1}}}}{2}\) đại diện cho các nhóm số liệu \(\left[ {{a_i};{a_{i + 1}}} \right)\) với \(i = 1,2,3,..,k\).
Bước 2: Vẽ trục ngang để biểu diễn các giá trị đại diện cho nhóm số liệu, vẽ trục đứng thể hiện tần số tương đối.
Bước 3: Với mỗi giá trị đại diện \({x_i}\) trên trục ngang và tần số tương đối \({f_i}\) tương ứng, ta xác định một điểm \({M_i}\left( {{x_i};{f_i}} \right)\). Nối các điểm liên tiếp với nhau.
Bước 4: Ghi chú giải cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ.
a) Tổng số cổ động viên mua vé là: \(15 + 38 + 50 + 27 + 20 + 10 = 160\)
Tần số tương đối tương ứng với các nhóm số liệu thời gian \(\left[ {0;5} \right)\); \(\left[ {5;10} \right)\); \(\left[ {10;15} \right)\); \(\left[ {15;20} \right)\); \(\left[ {20;25} \right)\); \(\left[ {25;30} \right)\) là:
\(\frac{{15}}{{160}} = 9,375\% ;\frac{{38}}{{160}} = 23,75\% ;\frac{{50}}{{160}} = 31,25\% ;\frac{{27}}{{160}} = 16,875\% ;\frac{{20}}{{160}} = 12,5\% ;\frac{{10}}{{160}} = 6,25\% \)
Do đó, ta có bảng tần số tương đối ghép nhóm:
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm dạng đoạn thẳng:
Bước 1: Chọn giá trị đại diện cho các nhóm số liệu ta có bảng sau:
Bước 2: Vẽ các trục.
Bước 3:Xác định các điểm, nối các điểm liên tiếp với nhau.
Bước 4: Ghi chú giải cho các trục, các điểm và tiêu đề của biểu đồ tần số tương đối ghép nhóm.