Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Câu 3 Sau khi đọc trang 49 Văn 9 Kết nối tri...

Câu 3 Sau khi đọc trang 49 Văn 9 Kết nối tri thức: Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường...

Đọc kĩ cả bài thơ, chọn 1 hình ảnh đặc sắc thể hiện tiếng Việt rất gần gũi thân thương. Soạn Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Tiếng Việt.

Trong cảm nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường. Hãy phân tích một hình ảnh thơ đã thể hiện điều đó một cách đặc sắc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ cả bài thơ, chọn 1 hình ảnh đặc sắc thể hiện tiếng Việt rất gần gũi thân thương để phân tích.

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Cách 1

- Tiếng Việt rất gần gũi thân thương, bao gồm muôn vàn âm thanh của cuộc sống đời thường: Thể hiện qua những tiếng gọi thân quen của cuộc sống.

+ Tiếng Việt được cất lên từ bờ tre, gốc rạ; từ cánh đồng xa, dòng sông vắng; từ sự lấm láp, nhọc nhằn, lam lũ của của đời sống lao động; từ những tâm tình ngọt ngào, sâu lắng của người Việt. Đó là âm thanh của “Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm”, “Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa”; âm thanh của tiếng “xạc xào gió thổi giữa cầu tre”, “Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê”, “Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ”; âm thanh của “Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng/ Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya/ Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng”… Có thể nói, mọi mặt của đời sống dân tộc - về tự nhiên và xã hội, về vũ trụ và con người - đã làm nên hồn cốt của tiếng Việt.

Cách 2:

Hình ảnh "Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm” là một ví dụ điển hình thể hiện cảm nhận của nhà thơ.

Hình ảnh này gợi ra một khung cảnh làng quê Việt Nam bình dị, thân thương. Hoàng hôn là thời điểm của ngày tàn, khi ánh mặt trời dần tắt, bầu trời nhuộm màu đỏ rực và khói bếp nhà ai bay lên quyện vào nhau tạo nên một khung cảnh mờ ảo. Giữa khung cảnh ấy, tiếng mẹ gọi con vang lên tha thiết, ấm áp. Tiếng mẹ là tiếng gọi quen thuộc nhất đối với mỗi người con, là tiếng gọi chứa đựng bao tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc của người mẹ dành cho con. Hình ảnh thơ "Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm” đã thể hiện được sự gần gũi, thân thương của tiếng Việt. Tiếng Việt gắn liền với đời sống con người từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Tiếng Việt là lời ru của mẹ, là tiếng cha dặn dò, là tiếng gọi bạn bè, là tiếng hát đồng quê… Tiếng Việt là nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ, là nơi chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão. Tiếng Việt là biểu tượng cho bản sắc dân tộc, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Ngoài ra, hình ảnh thơ này còn thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà thơ đối với tiếng Việt. Nhà thơ đã dành những lời ca đẹp nhất để nói về tiếng Việt, ví tiếng Việt như "bùn và như lụa”, "óng tre ngà và mềm mại như tơ”, "tha thiết”, "như gió nước không thể nào nắm bắt”, "như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ”, "trong trẻo như hồn dân tộc Việt”.

Advertisements (Quảng cáo)