Trang chủ Lớp 9 Soạn văn 9 Kết nối tri thức Câu 5 Sau khi đọc trang 49 Văn 9 Kết nối tri...

Câu 5 Sau khi đọc trang 49 Văn 9 Kết nối tri thức: Trong các khổ thơ 8 đến 12 nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt như thế nào?...

Đọc kĩ khổ thơ 8 đến 12 để nhận xét về sức mạnh trường tồn của tiếng Việt. Giải Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 49 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức - Tiếng Việt.

Trong các khổ thơ 8 đến 12 nhà thơ đã làm nổi bật sức mạnh trường tồn của tiếng Việt như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kỹ khổ thơ 8 đến 12 để nhận xét về sức mạnh trường tồn của tiếng Việt.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Dẫu có sự cách trở về địa lí, tiếng Việt vẫn là thứ của cải riêng của dân tộc: “Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng/ Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta”. Trải qua bao biến cố của lịch sử, tiếng Việt vẫn tồn tại:“Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất/ Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già”. Đi qua những thăng trầm của đời người, tiếng Việt vẫn lấp lánh, sáng trong: “Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng/Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi/Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán/ Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời”.

- Tiếng Việt làm nên một dòng chảy văn hóa “Như vị muối chung lòng biển mặn / Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”; gắn kết quá khứ với hiện tại: “Ai thuở trước nói những lời thứ nhất/ còn thô sơ như mảnh đá thay rìu/ Điều anh nói hôm nay, chiều sẽ tắt/ Ai người sau nói tiếp những lời yêu?”; kết nối lời yêu thương những người có chung tiếng nói, chung dòng máu Việt dù người đó đang “phiêu bạt nơi chân trời góc biển” hay ở “phía bên kia cầm súng khác”. Có thể nói, đây là những phát hiện mới mẻ của nhà thơ Lưu Quang Vũ về sức mạnh kì diệu của tiếng Việt. Nó là “dòng sông thương mến chảy muôn đời”, là biển lớn của tinh thần hòa hợp dân tộc.

Cách 2:

Sức mạnh trường tồn của tiếng Việt trong các khổ thơ:

1. Sức sống mãnh liệt:

"Vẫn tiếng làng tiếng nước của riêng ta”: khẳng định tiếng Việt là ngôn ngữ riêng của dân tộc, dù có bao nhiêu biến đổi vẫn giữ được bản sắc.

Advertisements (Quảng cáo)

"Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất”: chứng minh sức sống trường tồn của tiếng Việt qua bao thăng trầm lịch sử.

"Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng”: tiếng Việt ẩn chứa sức mạnh tinh thần to lớn, là nơi lưu giữ giá trị văn hóa.

"Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán”: tiếng Việt đồng hành cùng con người trong mọi hoàn cảnh.

2. Gắn liền với đời sống con người:

"Tiếng rung rinh nhịp đập trái tim người”: tiếng Việt là một phần máu thịt, là linh hồn của người Việt.

"Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ”: tiếng Việt có khả năng thể hiện những cảm xúc tinh tế nhất của con người.

"Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ”: tiếng Việt là nơi lưu giữ ký ức, là sợi dây gắn kết con người với quê hương.

"Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết”: tiếng Việt tạo nên sự gắn kết giữa con người với nhau.

3. Biểu tượng cho bản sắc dân tộc:

"Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt”: tiếng Việt là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, là biểu tượng cho bản sắc dân tộc.

"Như vị muối chung lòng biển mặn”: tiếng Việt là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự thống nhất và đoàn kết của dân tộc.

"Như dòng sông thương mến chảy muôn đời”: tiếng Việt là biểu tượng cho sức sống trường tồn của dân tộc.

Thông qua những hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, nhà thơ đã thể hiện niềm tự hào, sự trân trọng và tình yêu sâu sắc đối với tiếng Việt. Bài thơ là lời nhắc nhở mỗi người Việt Nam về trách nhiệm giữ gìn và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ.