Trang chủ Lớp 9 Vở bài tập Hoá học 9 Câu 3* phần bài tập SGK trang 41 VBT hóa 9: Bài...

Câu 3* phần bài tập SGK trang 41 VBT hóa 9: Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ...

Câu 3* phần bài tập học theo SGK – Trang 41 Vở bài tập hoá 9. Bài 13: Luyện tập chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Advertisements (Quảng cáo)

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đén khi khối lượng không đổi 

a. Viết các pương trình hóa học 

b. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung

c. Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc

a) Viết các PTHH:

CuCl2 (dd) + 2NaOH (dd) → Cu(OH)2 (r) + 2NaCl (dd)          (1)

Cu(OH)(r) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO (r) + H2O (h)    (2)

b) Từ phương trình (1) xét xem  CuCl2  hay NaOH đã phản ứng hết. Mọi tính toán theo chất phản ứng hết. Từ đó tính được nCuO theo chất phản ứng hết

c) Tương tự phần b) 

a) Phương trình hóa học:

CuCl2 (dd) + 2NaOH (dd) → Cu(OH)2 (r) + 2NaCl (dd)  (1)

Cu(OH)(r) \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CuO (r) + H2O (h)                  (2)

b) Khối lượng chất rắn:

Số mol NaOH đã dùng : nNaOH = 20/40=0,5 (mol).

Advertisements (Quảng cáo)

Số mol NaOH đã tham gia phản ứng : 

nNaOH = 2nCuCl2 =0,2.2 = 0,4 (mol). 

Vậy NaOH đã dùng là dư. Số mol CuO sinh ra sau khi nung :

+ Theo ( 1 ) và (2)  

 nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol

+ Khối lượng CuO thu được : mCuO = 80.0,2 = 16 (g)

c) Khối lượng các chất trong nước lọc:

Khối lượng NaOH dư :

+ Số mol NaOH trong dd : nNaOH = 0,5 -0,4 =0,1 (mol)

+ Có khối lượng là : mNaOH = 40.0,1 = 4 (g).

Khối lượng NaCl trong nước lọc :

+ Theo (1), số mol NaCl sinh ra là : nNaCl = 2nCuCl2 = 20.0,2 = 0,4 (mol).

+ Có khối lượng là : mNaCl = 58,5.0,4 = 23,4 (g).