Trang chủ Lớp 9 Vở bài tập Hoá học 9 (sách cũ) Câu 3* phần bài tập SGK trang 9 VBT hóa 9: 200ml...

Câu 3* phần bài tập SGK trang 9 VBT hóa 9: 200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3...

Câu 3* phần bài tập học theo SGK – Trang 9 Vở bài tập hoá 9. \(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}}x+y={{m}_{hh}}  \\\frac{x}{40}+\frac{3y}{80}={{n}_{HCl}}  \\\end{array} \right. \). Bài 2: Một số oxit quan trọng (Canxi oxit: CaO)

200ml dung dịch HCl có nồng độ 3,5M hòa tan vừa hết 20 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe2O3

a) Viết các phương trình hóa học

b) Tính khối lượng của mỗi oxit có trong hỗn hợp ban đầu.

- Đổi số mol của HCl

- Gọi khối lượng của CuO trong hỗn hợp là x và Fe2Olà  y (gam)

- Viết phương trình phản ứng ta có

\(\left\{ \begin{array}{*{35}{l}}x+y={{m}_{hh}}  \\\frac{x}{40}+\frac{3y}{80}={{n}_{HCl}}  \\\end{array} \right. \)

- Giải hệ phương trình ta được giá trị của x và y.

Advertisements (Quảng cáo)

a) Các phương trình hóa học:

       CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O                (1)

       Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O         (2)

b) Khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp: x + y = 20

nHCl= 3,5 . 0,2 = 0,7 mol

Gọi khối lượng của CuO trong hỗn hợp là x và Fe2Olà  y (gam).

Từ (1) và (2) ta có:

\(\left\{ \matrix{ 
x + y = 20 \hfill \cr 
{x \over {40}} + {{3y} \over {80}} = 0,7 \hfill \cr} \right.\)

Giải hệ phương trình ta được x = 4 gam và y = 16 gam.

Advertisements (Quảng cáo)