Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:
a) \(CH_4, C_2H_4, CO_2\).
b) \(C_2H_5OH, CH_3COOC_2H_5, CH_3COOH\).
c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.
a) Dùng dd nước brom để nhận ra C2H4 , sau đó dùng dd nước vôi trong để nhận ra CO2 ,còn lại là CH4
b) Dùng quỳ tím để nhận ra CH3COOH, sau đó dùng Na để nhận ra C2H5OH. Còn lại là CH3COOC2H5
c) Dùng quỳ tím nhận ra dung dịch axit axetic, sau đó dùng dd AgNO3 trong NH3 để nhận ra glucozo, còn lại là saccarozo
a) TN1: Cho các khí qua dung dịch \(Ca(OH)_2\) dư, khí nào cho kết tủa là khí \(CO_2\).
Advertisements (Quảng cáo)
PTHH: \(CO_2 + Ca(OH)_2 → CaCO_3 + H_2O\)
Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ, khí không làm mất màu dung dịch brom là \(CH_4\) , khí làm nhạt màu dung dịch brom là \(C_2H_4\).
PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2
b)
Cho quỳ tím lần lượt vào 3 ống nghiệm , ống nghiệm nào quỳ tím đổi sang màu đỏ là đựng axit \(CH_3COOH\)
Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic, chất không phản ứng là \(CH_3COOC_2H_5\).
PTHH: 2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất trên, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.
Cho \(AgNO_3\) trong dung dịch \(NH_3\) vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ, còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.