Trang chủ Lớp 9 Vở bài tập Hoá học 9 (sách cũ) Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) trang 61 : Thí dụ:...

Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) trang 61 : Thí dụ: Cầu sắt, cửa sổ sắt, vỏ tàu thủy bị gỉ....

Mục lý thuyết (Phần học theo SGK) - Trang 61 . a) Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi. Bài 21: Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

I. THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?

Sự phá hủy kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại.

Thí dụ: Cầu sắt, cửa sổ sắt, vỏ tàu thủy bị gỉ.

II. NHỮNG YẾU TỐ NÀO ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI?

a) Ảnh hưởng của các chất trong môi trường: Sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc. Thí dụ: trong nước biển sắt, thép bị ăn mòn nhanh hơn so với trong không khí.

b) Ảnh hưởng của nhiệt độ: nhiệt độ càng cao sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh.

Advertisements (Quảng cáo)

III. LÀM THỂ NÀO ĐỂ BẢO VỆ  CÁC ĐỒ VẬT KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN?

a) Ngăn không cho kỉm loại tiếp xúc với môi trường

b) Sơn, mạ, bôi dầu mỡ... lên trên bề mặt kim loại. Để đồ vật nơi khô ráo,thường xuyên lau chùi sạch sẽ sau khi sử dụng cũng làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

c) Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn

Thí dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken làm tăng độ bền của thép.

Advertisements (Quảng cáo)