Bài 1. Tính nhẩm.
Tính nhẩm kết quả phép tính dựa vào bảng nhân và bảng chia đã học.
Bài 2. Chọn thẻ tương ứng với phần đã tô màu trong mỗi hình sau:
Bước 1: Đếm số phần bằng nhau và số phần được tô màu ở mỗi hình.
Bước 2: Chọn thẻ tương ứng với phần đã tô màu trong mỗi hình.
- Hình A được chia thành 2 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{2}$hình A.
- Hình B được chia thành 6 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{6}$hình B.
- Hình C được chia thành 4 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{4}$hình C.
- Hình D được chia thành 3 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{3}$hình D.
Bài 3. Chọn dấu (+, - , x , 🙂 thích hợp.
Em tính nhẩm rồi điền dấu thích hợp vào ô trống để được phép tính đúng.
Bài 4. Số?
Advertisements (Quảng cáo)
- Thêm (hoặc bớt) số đã cho 3 đơn vị ta lấy số đó cộng với 3 (hoặc trừ đi 3).
- Muốn gấp một số lên 3 lần ta lấy số đó nhân với 3.
- Muốn giảm một số đi 3 lần ta lấy số đó chia cho 3.
Bài 5. Chú Nam vắt được 5 xô sữa bò, mỗi xô có 8 $\ell $ sữa. Hỏi chú Nam vắt được tất cả bao nhiêu lít sữa bò?
Số lít sữa bác Nam vắt được = Số lít sữa ở mỗi xô x Số xô bác Nam vắt được
Vắt được: 5 xô
Mỗi xô: 8 lít
Tất cả: .... lít?
Bài giải
Bác Nam vắt được tất cả số lít sữa là
8 x 5 = 40 (lít)
Đáp số: 40 lít
Bài 6. Ước lượng rồi nêu cân nặng phù hợp với mỗi trường hợp sau:
Bước 1: Em xác định cân nặng của một phần bánh và đếm số phần bằng nhau của chiếc bánh.
Bước 2: Ước lượng cân nặng của chiếc bánh.
Làm tương tự đối với câu b.
a) Chiếc bánh được chia thành 7 phần bằng nhau. Mỗi phần bánh nặng 100 g.
Vậy chiếc bánh nặng khoảng 700 g.
b) Chiếc cốc đựng 4 phần bột bằng nhau. Mỗi phần nặng 100 g.
Vậy chiếc cốc chứa khoảng 400 g bột.